Công ty cổ phần chứng khoán VnDirect cho biết, 2 cổ phiếu CTD của Coteccons và BVH của Tập đoàn Bảo Việt có thể bị loại khỏi danh sách 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất (VN30-Index).
Theo đó, ngày 20/7 HoSE sẽ tiến hành xem xét định kỳ bộ chỉ số VN30-Index. VNDirect cho rằng tính toán CTD và BVH có thể bị loại khỏi VN30 và thay thế bởi KDH của Nhà Khang Điền và TCH của Tài chính Hoàng Huy.
VNDirect cho rằng giá cổ phiếu CTD đã giảm 32% kể từ tháng 6/2019 chủ yếu là do vấn đề xung đột lợi ích trong hội đồng quản trị và mảng xây dựng không thuận lợi.
Xung đột cổ đông tại Coteccons khiến giá cổ phiếu không ngừng lao dốc
Do đó vốn hóa thị trường trung bình một năm của cổ phiếu đã giảm xuống còn khoảng 5.700 tỷ đồng, không còn nằm trong danh sách lọc rổ. BVH có thể bị loại trong kỳ này vì giá trị vốn hóa điều chỉnh tự do chuyển nhượng không đủ lớn để vượt qua các điều kiện ưu tiên.
Trong khi đó, KDH và TCH là các cổ phiếu đủ điều kiện được đưa vào rổ VN30 trong kỳ này, với giá trị vốn hóa đứng ở vị trí thứ 26 và 30.
Danh mục VN30 sẽ có hiệu lực chính thức vào ngày 3/8, có nghĩa là ETF VFMVN30, tham chiếu dựa trên VN30, sẽ tái cơ cấu danh mục ETF của mình vào ngày giao dịch trước đó (31/7). Với quy mô quỹ khoảng hơn 5.100 tỷ đồng, VFMVN30 sẽ bán khoảng 590.000 cổ phiếu CTD (0,53% giá trị danh mục hiện tại) và 270.000 cổ phiếu BVH (0,42%).
Đồng thời, VFM sẽ mua khoảng 3 triệu cổ phiếu KDH (1,42% giá trị danh mục mới) và 1,7 triệu cổ phiếu TCH (0,7% giá trị danh mục mới). VFM cũng sẽ tiến hành các hoạt động mua/bán các cổ phiếu khác để cơ cấu tỷ trọng cổ phiếu trong ETF để bằng với tỷ trọng cổ phiếu mới trong VN30.
Mâu thuẫn của ban lãnh đạo Coteccons và các nhóm cổ đông lớn trong đó có Kustocem khởi nguồn khi kết quả kinh doanh chạm đỉnh vào năm 2017, kéo dài đến giữa năm 2020. Từ đối tác chiến lược, mối quan hệ của hai bên chuyển sang trạng thái đối đầu khi Kustocem triệu tập họp bất thường và yêu cầu ông Nguyễn Bá Dương từ chức chủ tịch. Ban kiểm soát của Coteccons cũng làm đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng, tố cáo hàng loạt hành động trái luật pháp của ban lãnh đạo công ty. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp đầu ngành xây lắp tại Việt Nam lần lượt tung các lập luận phản bác, thậm chí tuyên bố sẵn sàng chuyển giao vị trí dù cho rằng những hành động trước đó mang tính chất thù địch và nhằm mục đích cuối cùng là hoàn tất quá trình thâu tóm. Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lợi nhuận quý I của Coteccons vẫn đạt 123 tỷ đồng, vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành nghề đang niêm yết trên sàn chứng khoán. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy