Dòng sự kiện:
Nữ tướng Nguyễn Thị Loan bị bắt: Ai thay thế chèo chống Vimedimex?
11/11/2021 06:24:26
Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị bắt, Tập đoàn này hiện có bà Nguyễn Ngọc Dung và ông Nguyễn Tiến Hùng là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex, cùng với 7 người khác vừa bị Công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản", xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh.

Bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex vừa bị Công an Hà Nội bắt.

Bà Nguyễn Thị Loan là một trong những cổ đông sáng lập của Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex (Vimedimex Group), được thành lập ngày 13/4/2009. Vimedimex Group hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Ngoài Vimedimex, Chủ tịch VMD Nguyễn Thị Loan cũng là Chủ tịch của Vimedimex 2 với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng.

Nữ tướng Nguyễn Thị Loan bị bắt: Ai thay thế chèo chống Vimedimex?

Trên báo Dân Việt từng dẫn quan điểm của bà Loan rằng, điểm sử dụng tương lai để nhìn lại hiện tại, chứ không phải dùng hiện tại và quá khứ để suy đoán tương lai, bà Nguyễn Thị Loan quyết đưa Vimedimex tiếp tục thành công những mục tiêu mới trong tất cả các lĩnh vực: Dược phẩm, y tế và bất động sản.

Bà Nguyễn Thị Loan cho rằng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm là vấn đề có nghĩa sống còn đối với Vimedimex cho chiến lược kinh doanh dài hạn giai đoạn 2020 đến 2025 và định hướng phát triển đến năm 2030. Tuy nhiên, đằng sau quá trình lột xác Vimedimex dưới thời kỳ của nữ doanh nhân gốc Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng của một cổ đông sáng lập.

Sau khi bà Nguyễn Thị Loan bị bắt, dư luận đang đặt câu hỏi: Ai thay thế chèo chống Vimedimex?

Theo tìm hiểu của PV, hiện ban lãnh đạo của Tập đoàn này còn lại những cái tên được công bố gồm: Bà Nguyễn Ngọc Dung và ông Nguyễn Tiến Hùng là Phó Chủ tịch HĐQT; ông Lê Tiến Dũng và ông Trần Đình Huynh là Thành viên HĐQT. Tổng giám đốc VMD là bà Trần Mỹ Linh.

Tính đến ngày 30/6/2021, Vimedimex có 5 cổ đông lớn sở hữu 75,3% vốn điều lệ của công ty. Trong đó, hai tổ chức là Công ty CP Dược Phẩm Vimedimex 2 và Tổng Công ty Dược Việt Nam sở hữu lần lượt là 45,34% và 10,23% vốn.

Ba cổ đông còn lại là ông Trần Kiên Cường, ông Lê Xuân Tùng và bà Trần Thị Đoan Trang sở hữu lần lượt 7,12%, 7,39% và 5,23%. Ông Lê Xuân Tùng là con trai là Nguyễn Thị Loan. Bà Trần Thị Đoan Trang từ nhiệm thành viên HĐQT của Công ty từ ngày 13/2/2020.

Vimedimex đang có 4 Công ty con là Công ty TNHH - Trung tâm phân phối Dược phẩm Vimedimex (Hà Nội), Công ty TNHH Dược phẩm Vimedimex (TP.HCM), Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương (TP.HCM) và Công ty TNHH MTV Dược liệu Vimedimex.Trong đó, Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương đang có doanh thu lớn nhất. Nửa đầu năm 2021, doanh thu của đơn vị này là 7.642,6 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Y dược Vimedimex (VMD) được thành lập từ năm 1984, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp này được cổ phần hoá năm 2006.

Từ chỗ sở hữu 51% vốn VMD sau khi cổ phần hóa (2006), tỉ lệ sở hữu của Nhà nước tại đây đã nhanh chóng "bốc hơi" trong giai đoạn 2008 - 2010 do bị pha loãng cổ phiếu sau nhiều lần phát hành tăng vốn.

Hiện, nhóm của bà Nguyễn Thị Loan đang nắm giữ hơn 52% vốn của VMD. Từ tháng 4/2009 đến nay, bà Loan lần lượt giữ ghế Phó Chủ tịch HĐQT rồi Chủ tịch HĐQT VMD (2012).

Suốt chặng đường dài phát triển, Vimedimex ghi đậm hình bóng của bà Nguyễn Thị Loan với vai trò Chủ tịch HĐQT.

Sau khi trở thành cổ đông chiến lược của VMD, bà Loan đã rất nhạy bén dùng VMD làm đòn bẩy để từ đó phát triển Tập đoàn dược phẩm Vimedimex (Vimedimex Group) với hệ sinh thái bao gồm: Tài chính, y dược và bất động sản. 


Tác giả: Khánh Hoài

Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến