Tốc độ khớp lệnh NVL vẫn 'đáng nể', cứ một phút lại có hơn nửa triệu cổ phiếu được trao tay.
Sau pha khớp lệnh kỷ lục trong phiên sáng với hơn 110 triệu cổ phiếu được trao tay chớp nhoáng, đến phiên chiều, NVL lại mắc kẹt với hàng triệu cổ phiếu nằm sàn. Thanh khoản tăng nhỏ giọt, không còn sôi động như phiên sáng, NVL đánh dấu phiên thứ 14 giảm sàn liên tục, giá giảm còn 25.350 đồng/cổ phiếu. Khối ngoại bán ròng NVL với giá trị hơn 30 tỷ đồng trong phiên giao dịch kỷ lục của mã này với tổng cộng gần 3.300 tỷ đồng giao dịch.
Đến hết phiên, NVL dư bán sàn 6,6 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu được sang tay trong phiên lên tới 128,5 triệu đơn vị. Tốc độ khớp lệnh của NVL là hơn nửa triệu cổ phiếu/phút. Lượng cổ phiếu NVL giao dịch hôm nay tương đương khoảng 6,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Con số này lớn hơn cả tỷ lệ sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn, bà Cao Thị Ngọc Sương, hay ông Bùi Cao Nhật Quân.
Cùng với NVL, PDR tiếp tục có phiên nằm sàn thứ 13 liên tục. Kết phiên, PDR dư bán sàn tới 80,5 triệu cổ phiếu. Đây là 2 cổ phiếu giảm mạnh nhất rổ VN30. Các mã lớn trong nhóm VN30 như VIC, VHM, VCB, MSN, GAS,... gây thêm áp lực cho chỉ số, đẩy VN-Index nới rộng đà giảm trong phiên chiều. VN30-Index giảm mạnh hơn chỉ số chính.
NVL, PDR tiếp tục là 2 mã giao dịch tiêu cực nhất rổ VN30.
Trong phiên chiều, chỉ số chính liên tục giằng co dưới tham chiếu, và đóng cửa mất hơn 8 điểm. Tuy đây không phải mức thấp nhất phiên, nhưng thị trường xấu đi đáng kể so với phiên sáng. Áp lực bán dâng cao hơn, thanh khoản cao gấp đôi hôm qua. Giá trị khớp lệnh HoSE lên gần 15.700 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu tăng tốt những ngày qua, như thép đã bị chốt lời. Ngược lại, nhiều mã nhỏ, vừa của các ngành khác: chứng khoán, xăng dầu, ... vẫn duy trì đà tăng.
Đáng chú ý, trên UPCoM có cổ phiếu đang duy trì chuỗi phiên tăng trần, dù nằm trong diện hạn chế giao dịch. Cụ thể, CTCP Sông Đà 1.01 (SJC) vừa có văn bản giải trình giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp.
Công ty cho biết, trong khoảng thời gian từ 21/10-18/11/2022, giá cổ phiếu SJC đã tăng trần 5 phiên liên tiếp. Nguyên nhân do nhu cầu giao dịch của các cổ đông dẫn đến tình trạng này. Doanh nghiệp không có hoạt động, sự kiện gì gây tác động tới biến động đó.
Đáng chú ý, cổ phiếu SJC đang bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần, nên các phiên trần được ghi nhận vào ngày 21, 28/10 và 4, 11, 18/11.
Trên thực tế, cổ phiếu SJC đã ghi nhận các phiên tăng trần liên tiếp từ cuối tháng 8, kéo giá cổ phiếu đi lên. So với mức đáy đầu tháng 7 là 1.300 đồng/cp (4/7), thị giá SJC đã tăng 514% lên mức 8.600 đồng/cổ phiếu (18/11) với thanh khoản dưới 21.000 cổ phiếu/ngày.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 8,53 điểm (0,98%) xuống 952,12 điểm. HNX-Index tăng 2,26 điểm (1,17%) lên 194,66 điểm. UPCoM-Index tăng 0,77 điểm (1,14%) lên 68,41 điểm.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng, giá trị khoảng 255,5 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào VNM, SSI, MBB,... Ngược lại khối ngoại bán ròng DGC, chứng chỉ quỹ E1VFVN30, NVL, GEX...
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy