Theo báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), tại thời điểm 31/12/2019, UDIC có khoản nợ xấu là hơn 356 tỷ đồng.
Một số đơn vị, doanh nghiệp có khoản nợ xấu lớn đối với UDIC có thể kể đến Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội (hơn 55,4 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G (hơn 27,7 tỷ đồng), Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà hơn (22,5 tỷ đồng), Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (hơn 31,7 tỷ đồng), Công ty cổ phần UDIC Kim Bình (hơn 14,4 tỷ đồng)…
Dự án UDIC Westlake do UDIC làm chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện (Ảnh: UDIC)
Đáng nói, trong số nợ xấu khủng này, giá trị có thể thu hồi chỉ hơn 79,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với 208,5 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.
Ngoài nợ xấu, tài sản đáng chú ý trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của UDIC là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 1.168 tỷ đồng, chiếm 23,4% tài sản ngắn hạn, gấp 1,6 lần tiền và tương đương tiền. UDIC hiện dự phòng phải thu khó đòi chỉ hơn 276 tỷ đồng.
Nổi bật trong những khoản phải thu đáng chú ý là khoản phải thu khách hàng đối với Công ty TNHH Phát triển KĐT Nam Thăng Long hơn 151 tỷ đồng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội hơn 55,4 tỷ đồng, Công ty cổ phần BĐS Đông Đô – Bộ Quốc phòng hơn 202 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng CIENCO 1 gần 37 tỷ đồng, Công ty TNHH Xử lý nước thải Bãi Dài gần 67 tỷ đồng, Bệnh viện Bạch Mai 14,1 tỷ đồng…
Vẫn theo báo cáo, tính đến 31/12/2019, UDIC đang đầu tư hơn 2.471 tỷ đồng vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị khác. Trong đó, khoản đầu tư vào công ty con khoảng gần 160 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hơn 2.172 tỷ đồng và rót vốn vào đơn vị khác hơn 139 tỷ đồng.
Trong các khoản đầu tư tài chính, một trong những chú ý là việc đổ tiền vào Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai – doanh nghiệp thực hiện Dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ.
Là doanh nghiệp có tổng tài sản hơn 7.874 tỷ đồng song UDIC đang gánh khoản nợ phải trả hơn 3.428 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2.740 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 688 tỷ đồng. Nợ lớn khiến UDIC phải trả hơn 11 tỷ đồng lãi vay trong 2019.
Những ngân hàng đang cấp tín dụng cho UDIC là Ngân hàng BIDV – chi nhánh Tây Hồ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Sóc Sơn…UDIC hiện đem thế chấp 16 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu đô thị mới Trung Yên (Trung Hòa, Cầu Giấy) cho các khoản vay.
UDIC cho biết, tới đây sẽ tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng các dự án: Cụm công nghiệp CN3, Nhà ở CT02B KĐT Nam Thăng Long, KĐT Hạ Đình, B1 Yên Hòa… Và triển khai chuẩn bị đầu tư dự án B2 Yên Hòa, A1 Yên Hòa, N01 Hạ Đình.
Đồng thời đẩy nhanh sắp xếp, xử lý đất đai của Tổng công ty, qua đó đủ điều kiện hoàn thành thủ tục xin chấp thuận đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư đối với dự án UDIC Riverside 2.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy