Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin hãng thông tấn nhà nước BelTA của Belarus ngày 25/2 đưa tin nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố sẽ tái tranh cử tổng thống vào năm 2025.
Phát biểu với các nhà báo sau khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng địa phương, ông Lukashenko tuyên bố: "Hãy nói với họ (phe đối lập lưu vong) rằng tôi sẽ tranh cử. Không ai, không một vị tổng thống có trách nhiệm nào lại bỏ rơi những người đã theo ông vào trận chiến. Chúng ta vẫn còn một năm nữa mới đến cuộc bầu cử tổng thống. Rất nhiều thứ có thể thay đổi. Đương nhiên, tôi và tất cả chúng ta, sẽ phản ứng với những thay đổi sẽ diễn ra trong xã hội và tình hình mà chúng ta sẽ tiến hành các cuộc bầu cử trong thời gian một năm."
Ông Lukashenko, 69 tuổi, đã lãnh đạo Belarus từ năm 1994 và là một trong những đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước đó, vào lúc 8h sáng 25/2 giờ địa phương (12h giờ Hà Nội), các cử tri Belarus đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện và hội đồng địa phương.
Có 265 ứng viên ra tranh cử 110 ghế tại Hạ viện và 18.802 người tham gia ứng cử cho 12.000 ghế trong các hội đồng địa phương.
Cuộc bầu cử này không theo danh sách đảng phái, ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu tại khu vực bầu cử của mình sẽ giành chiến thắng đồng thời cũng không quy định ngưỡng cư tri đi bỏ phiếu.
Trong chiến dịch tranh cử Hạ viện, các ứng cử viên đến từ 4 đảng phái chính trị.
Thứ nhất là đảng “Bạch Nga” thành lập năm 2023 trên cơ sở phong trào xã hội cùng tên tồn tại từ năm 2007. Đảng này ủng hộ Tổng thống Aleksander Lukashenko và hiện chiếm đa số ghế trong lưỡng viện Quốc hội.
Thứ hai là đảng Cộng sản tồn tại từ năm 1996, hiện có 11 ghế tại Hạ viện và 17 ghế trong Hội đồng Cộng hòa (Thượng viện).
Thứ ba là đảng Lao động và Công lý Cộng hòa (RPTS), phong trào trung tả hoạt động từ năm 1993 và ủng hộ Tổng thống Lukashenko.
Thứ tư là đảng Dân chủ Tự do Belarus (LDPB) ra đời năm 1994 vốn tự xem mình là một phong trào “đối lập mang tính xây dựng.”
Dựa trên kết quả cuộc bầu cử Hạ viện, cơ quan lập hiến mới - Hội nghị Nhân dân Toàn Belarus (VPA) sẽ được thành lập trong vòng 60 ngày.
VPA được chuyển giao một phần quyền lực từ Tổng thống và các cơ quan chính quyền khác. Cơ quan này có thể đề xuất sửa đổi Hiến pháp, khởi xướng trưng cầu dân ý, xác nhận tính hợp pháp của các cuộc bầu cử, quyết định phế truất Tổng thống, ban hành thiết quân luật, bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao cũng như các thành viên Ủy ban Bầu cử Trung ương.
Tổng cộng, VPA sẽ có tối đa 1.200 người. Cơ cấu này sẽ bao gồm toàn bộ 110 đại biểu Hạ viện, 64 thượng nghị sỹ Thượng viện và 350 đại diện các hội đồng địa phương.
Ngoài ra, số đại biểu tham gia VPA sẽ bao gồm các thẩm phán của Tòa án Tối cao và Tòa án Hiến pháp, Thủ tướng, các thành viên chính phủ và 400 thành viên các tổ chức thân chính phủ. Nhiệm kỳ của VPA là 5 năm./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy