Tin liên quan
Sáng ngày 7/5/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND thêm 1%, với mức trần là 21.635 VND/USD. Động thái điều chỉnh tỷ giá này được cho là không quá bất ngờ khi diễn biến tỷ giá liên tục căng thẳng thời gian vừa qua trong bối cảnh nhập siêu 4 tháng đầu năm 2015 đã lên tới gần 3 tỷ usd (cùng kỳ 2014 xuất siêu 300 triệu usd) và giá trị đồng USD liên tục tăng.
Câu hỏi đặt ra là việc điều chỉnh tỷ giá tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp?
Những doanh nghiệp được hưởng lợi
Dễ dàng nhận thấy những doanh nghiệp thanh toán nguồn nguyên liệu đầu vào bằng VND và xuất khẩu nhận USD là những doanh nghiệp được hưởng lợi đầu tiên. Một số ngành được hưởng lợi trực tiếp có thể kể tên bao gồm thủy sản, dệt may.
Các doanh nghiệp có khoản phải thu, đầu tư và dự trữ tiền mặt lớn bằng USD cũng là những doanh nghiệp được hưởng lợi đáng kể trước việc điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng nhà nước.
Vietcombank đã "thắng lớn" trong thương vụ mua 1 tỷ USD trái phiếu – lãi suất 4,8% của Bộ Tài chính
Ngân hàng Vietcombank cũng là một trong số những doanh nghiệp được hưởng lợi trên thị trường. Với việc mua 1 tỷ USD trái phiếu – lãi suất 4,8% của Bộ Tài chính trước khi việc điều chỉnh tỷ giá diễn ra sẽ giúp doanh nghiệp ghi nhận một khoản doanh thu tài chính (kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được quy đổi ra đồng nội tệ).
Những doanh nghiệp bị thiệt hại
Đó là những doanh nghiệp có khoản vay lớn trị giá bằng đồng USD. Tỷ giá tăng đồng nghĩa các doanh nghiệp phải ghi nhận thêm một khoản chi phí tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Có thể kể đến một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Điện lực Nhơn Trạch 2, xét tỷ giá tại thời điểm ngày 07/05/2015, NT2 sẽ ghi nhận khoảng 220 tỷ lỗ tỷ giá trong quý II/2015. Tuy nhiên nếu xét đến diễn biến tỷ giá của đồng EUR (NT2 có khoản vay bằng cả USD và EUR) thì NT2 vẫn sẽ ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá trong cuối năm nay.
Tác động đến những nhà đầu tư nước ngoài
Về mặt lý thuyết, lợi suất đầu tư của các nhà đầu tư khối ngoại bị ảnh hưởng đáng kể sau khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá. Theo thống kê nhanh, hơn 2.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư nước ngoài đã bị bốc hơi sau quyết định trên.
Tuy nhiên, nếu xét trên quy mô nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh lạm phát những năm qua, có thể thấy rằng dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đổ vào thị trường Việt Nam.
Dẫu vậy, rủi ro phá giá tỷ giá vẫn còn trước mắt. Mặc dù biên độ 2% đã hết nhưng nếu tình hình nhập siêu vẫn tiếp tục gia tăng (cộng thêm khả năng phương án sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối cho chi ngân sách được thông qua) nhiều khả năng từ nay đến cuối năm sẽ có một đợt điều chỉnh tỷ giá tiếp.
Nếu điều đó xảy ra, cộng thêm khả năng FED nâng lãi suất trong thời gian tới, nhiều khả năng dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường Mỹ. Điều này sẽ gây ra tác động trực tiếp đến các chỉ số chứng khoán trong bối cảnh dòng tiền trong nước đang bị thắt chặt bởi thông tư 36 và thông tư 210.
Nên đọc
Kioz
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy