Việt Nam có bao nhiêu người bán hàng đa cấp?
25/12/2014 15:12:37
ANTT.VN - Mức thu phí thẩm định cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định; Mức thu phí thẩm định sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.

Tin liên quan

Theo thống kê của Bộ Công thương vào cuối năm 2013, có khoảng 1 triệu người Việt Nam tham gia bán hàng đa cấp

Theo Thông tư số 197/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới được Bộ Tài chính ban hành,  mức thu phí thẩm định cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng/01 lần thẩm định; Mức thu phí thẩm định sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 3.000.000 đồng/01 lần thẩm định.

Mức thu lệ phí cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 400.000 đồng/01 giấy chứng nhận; Mức thu lệ phí sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 200.000 đồng/01 giấy chứng nhận.

Thông tư cũng quy định, lệ phí cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Phí thẩm định cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) được trích để lại 90% trên tổng số tiền phí thẩm định thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để chi cho nội dung sau đây: Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định; trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho thực hiện công tác thẩm định và thu phí; Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công tác thẩm định và thu phí; Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công tác thẩm định và thu phí, lệ phí theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b, c và d khoản này. Trường hợp sử dụng không hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành.

Số tiền phí thẩm định còn lại (10%), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương)phải nộp vào ngân sách nhà nước theo Chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Thông tư 197/2014/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2015.

Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) hay kinh doanh đa cấp (multi-level marketing) hoặc kinh doanh theo mạng (network marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh.

Về mặt định nghĩa, kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng là “việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau” (theo Điều 3- Luật Cạnh tranh 2005).

Hình thức bán hàng đa cấp ở Việt Nam đã bị

Hình thức bán hàng đa cấp ở Việt Nam đã bị "biến tướng" rất nhiều

Nhìn nhận một cách khách quan, bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh thuận tiện, sáng tạo, hiện đại, tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, đặc biệt là các kênh và mạng lưới phân phối, và cũng có nhiều ý kiến đánh giá đây là một xu hướng bán hàng trong tương lai, bên cạnh kênh phân phối truyền thống hiện nay qua các đại lý, cửa hàng...  Tuy nhiên, khi được đưa vào áp dụng, triển khai, và kinh doanh ở thị trường Việt Nam, hình thức bán hàng này đã bị biến tướng và để lại những dấu ấn không tốt, khi nhiều công ty, đơn vị, và những người tham gia kinh doanh đa cấp đã lợi dụng sự nhận thức chưa đầy đủ của của nhiều người dân về loại hình kinh doanh mới mẻ này để thực hiệu nhiều hành vi kinh doanh sai trái, lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản; phổ biến nhất là việc cung cấp thông tin sai lệch về lợi ích khi tham gia mạng lưới, thông tin về công dụng của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Theo con số thống kê Bộ Công thương vào cuối năm 2013 thì ở Việt Nam có đến 1 triệu người bán hàng đa cấp, một con số đáng kể nếu so sánh với dân số 90 triệu người của nước ta.

N.G

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến