Tối 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong ngày, đoàn công tác của Sở Y tế TPHCM và HCDC do bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, đánh giá công tác phòng chống dịch tại huyện Nhà Bè trong tình hình mới.
Qua giám sát hoạt động phòng chống dịch tại địa phương từ ngày 1/10 đến ngày 4/11, HCDC ghi nhận tổng số ca bệnh Covid-19 cộng dồn tại địa phương là 2.551 ca, trong đó có 1.750 ca khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR và 801 ca xác định bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Theo đánh giá từ huyện Nhà Bè, nhìn chung các F0 được phát hiện là các công nhân dương tính làm việc tại 2 khu công nghiệp lớn là Hiệp Phước và Long Hậu. Các công nhân này cư ngụ tại các khu trọ trên địa bàn.
Hiện huyện Nhà Bè có 770 ca F0 đang được cách ly và điều trị tại nhà, trong đó có 395 ổ dịch hộ gia đình, 19 ổ dịch cộng đồng. Việc cấp phát các túi thuốc A, B và C cũng được thực hiện theo đúng quy định. Riêng túi thuốc C, huyện đã cấp phát 100% số lượng.
Nhà Bè hiện có 7 trạm y tế lưu động do lực lượng quân y hỗ trợ, quản lý và chăm sóc F0. Theo dự kiến, đến cuối tháng 11, lực lượng quân y sẽ ngừng hỗ trợ cho địa phương.
Ông Nguyễn Hoài Nam (bìa trái), Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM kiểm tra việc cách ly F0 tại nhà ở huyện Nhà Bè (Ảnh: HCDC).
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận định, huyện Nhà Bè có nhiều khu công nghiệp, lại có cảng biển, biến động dân cư cao nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh Covid-19 sẽ lớn. Đây cũng là áp lực chung với các quận huyện có khu công nghiệp đóng trên địa bàn. Trong bối cảnh công nhân tại các khu trọ là nguồn nguy cơ lây nhiễm cao, đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ.
Lãnh đạo Sở Y tế đề nghị địa phương cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên đánh giá và nắm chắc các nguồn lây nhiễm. Bên cạnh đó, cần rà soát những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi một để có kế hoạch tiêm cho những trường hợp này.
Ngoài ra, huyện cũng cần nhanh chóng tính toán nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch sớm thành lập các trạm y tế lưu động tương ứng với số lượng F0 mắc mới để có thể hỗ trợ kịp thời cho người bệnh khi lực lượng quân y rút khỏi địa phương. Tại Nhà Bè, xã Hiệp Phước là địa bàn có số ca mắc mới cao nhất trong 4 tuần gần nhất so với toàn huyện.
Còn tại huyện Bình Chánh, theo báo cáo từ Trung tâm Y tế huyện, từ khi thành phố nới lỏng giãn cách (đầu tháng 10 đến nay) toàn huyện có 6.201 ca F0 được phát hiện bằng test nhanh kháng nguyên và RT-PCR. Trong đó, số ca F0 cao nhất thuộc 3 xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân.
Nguyên nhân được nhận định do sự hoạt động trở lại của các khu công nghiệp tại đây. Đa số các ca bệnh phát hiện tại huyện nằm trong các khu nhà trọ và đã được xử lý theo đúng quy định.
Sở Y tế TPHCM đề nghị các địa phương triển khai tiêm vaccine càng sớm càng tốt cho người dân (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Thống kê cho thấy, huyện Bình Chánh có 3.514 ca F0 đủ điều kiện được cách ly, điều trị tại nhà. Các trường hợp này 100% đã được cấp đủ các túi thuốc A, B, C. Bên cạnh đó, địa phương hiện còn 8 trạm y tế lưu động do lực lượng quân y hỗ trợ để quản lý và chăm sóc F0.
Đối với công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bình Chánh đã đạt 100% người dân trên 18 tuổi tiêm mũi 1, có 93,7% tiêm đủ mũi 2 và công tác tiêm chủng vẫn đang được tiến hành, đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine sớm.
Với chiến lược thích ứng linh hoạt nhưng không chủ quan, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM đề nghị huyện Bình Chánh cần theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, dập dịch ngay không để dịch lan rộng.
Địa phương phải đồng thời quản lý và chăm sóc F0 theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động phù hợp với nhu cầu chăm sóc. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và triển khai tiêm vaccine càng sớm càng tốt cho người dân.
Quân khu 5 điều động 270 học viên y tá đến tỉnh Gia Lai chống dịch Covid-19 Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Quân khu 5 đã điều động 270 học viên, y tá để tăng cường cho làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại tỉnh Gia Lai. Theo đó, lực lượng tăng cường được điều động về các huyện Đăk Pơ, Ia Pa, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai, thị xã An Khê, Ayun Pa để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid - 19. Riêng Phòng Hậu cần (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) được tăng cường 5 đồng chí và một xe xét nghiệm chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ cơ động đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Quân khu 5 điều động 270 học viên, y tá vào tỉnh Gia Lai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid - 19 (Ảnh: CTV). Lực lượng Quân khu 5 được tăng cường về địa phương sẽ thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly y tế tập trung, bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 và hỗ trợ lực lượng chức năng của địa phương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine. Hiện các học viên đã lên đường thực hiện nhiệm vụ tại các Ban Chỉ huy Quân sự huyện để hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch. Các học viên đã xuống các địa phương để hỗ trợ công tác khoanh vùng, truy vết... (Ảnh: CTV). Đây là sự tăng cường kịp thời, cần thiết cho tỉnh Gia Lai khi tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khi ghi nhận nhiều trường hợp lây lan ngoài cộng đồng, rất cần lực lượng y tế phối hợp truy vết. Phạm Hoàng |
Tác giả: Hoàng Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy