Tin liên quan
Đổi GPLX phát hiện hàng giả
Giấy phép lái xe mới làm bằng chất liệu PET ra đời đã được người dân cũng như cơ quan chức năng chào đón một cách hồ hởi. Thế nhưng, cũng chính từ việc đổi giấy phép lái xe này đã khiến không ít người trên nhiều tỉnh, thành rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”, khi phát hiện bằng giấy mình đang sở hữu là bằng giả.
Ảnh minh họa
Theo thông tin trên báo Công an nhân dân, chỉ trong ngày 11/5, ông Nguyễn Hữu Quế, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai đã buộc phải ra quyết định thu hồi GPLX của 113 trường hợp có hành vi gian dối để được cấp, đổi lại bằng GPLX. Điều đáng nói, đây cũng không phải lần đầu tiên Gia Lai phát hiện ra các trường hợp này. Theo thống kê của Sở GTVT Gia Lai năm 2014 đã phát hiện ra 108 trường hợp GPLX giả trong đó 21 GPLX ôtô còn lại là môtô và chỉ phát hiện khi chủ nhân đến Sở GTVT đổi bằng lái. Thông qua việc đổi GPLX Sở GTVT Gia Lai đã phát hiện rất nhiều trường hợp bằng lái và hồ sơ gốc học lái xe cũng giả.
Điều đáng chú ý là chính chủ nhân của một trong số những bằng giả kia cũng không biết rằng hồ sơ và GPLX của mình là không có thật. Nguyên nhân là do nhiều người ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số thiếu hiểu biết nên đã đưa tiền cho một số đối tượng để làm giấy phép lái xe khi mang đi đổi thì mới phát hiện là giấy phép lái xe giả. Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Hữu Quế cho biết những hồ sơ này đã được chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Thắng Quân,Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện, Tổng cục Đường bộ chỉ tay vào chồng quyết định “thu hồi GPLX” vừa được Sở GTVT các tỉnh, thành gửi về: “GPLX giả là đây. Không biết là do thi khó, hay nhiều người bị lừa nữa, mà hầu như ngày nào cũng phát hiện trường hợp đến đổi bằng vi phạm. Cao điểm có tỉnh một ngày phát hiện hàng trăm trường hợp”.
Khi nào được cấp lại bằng mới?
Luật GTĐB 2008 quy định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bằng xe cơ giới phải có GPLX và các loại giấy tờ theo quy định.
Với trường hợp người điều khiển phương tiện sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên đường kiểm tra, lập biên bản xử lý.
Cụ thể, theo Khoản 5, Điều 21 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt tiền từ 800.000- 1.200.000 đồng và áp dụng hình thức bổ sung tịch thu GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp (Theo Khoản 8, Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ phương tiện đến 7 ngày (theo Điểm h, Khoản 1, Điều 75 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, Điều 49 Khoản 9 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 38/2013/TT-BGTVT) quy định: “9. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng GPLX hoặc hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới GPLX, ngoài việc bị cơ quan quản lý GPLX ra quyết định thu hồi GPLX và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 05 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Người có nhu cầu cấp lại GPLX phải học và sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu”.
PV (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy