The Economist ngày 18/4 dẫn lại báo cáo mới của tổ chức giáo dục Varkey Foundation, thể hiện tương quan về thời gian phụ huynh các nước bỏ ra cho việc học của con, được hiểu là đọc sách cho con hoặc giúp làm bài tập về nhà. Kết quả công bố tháng 12/2017 cho thấy Ấn Độ xếp thứ nhất, Việt Nam xếp thứ hai trong cuộc chạy đua này.
Bảng xếp hạng thời gian phụ huynh các nước bỏ ra để giúp con học bài. Nguồn: The Varkey Foundation
Khảo sát 27.000 phụ huynh ở 29 quốc gia, Varkey Foundation phát hiện cha mẹ ở những nền kinh tế đang phát triển dành nhiều thời gian giúp con làm bài hơn phụ huynh ở những nền kinh tế thịnh vượng.
Tại Ấn Độ, phụ huynh dành trung bình 12 tiếng mỗi tuần cho việc này, nhiều hơn 5 tiếng so với mức trung bình toàn cầu. Hầu như không ai nói rằng họ không hề giúp đỡ con. Trong khi đó, khoảng thời gian phụ huynh Việt Nam sử dụng để đốc thúc việc học của con là 10 tiếng mỗi tuần.
Điều này hoàn toàn trái ngược với các bậc cha mẹ ở Phần Lan và Nhật Bản, khi họ chỉ bỏ ra khoảng 3 tiếng mỗi tuần. Chỉ 5% phụ huynh Phần Lan được khảo sát dành ít nhất 7 tiếng giúp con làm bài tập về nhà, và 31% nói rằng họ không hề bỏ ra chút thời gian nào.
Sự quan tâm hay cảm giác áy náy của phụ huynh cũng khác nhau ở các nước. Khảo sát đặt câu hỏi liệu phụ huynh có cảm giác đã dành thời gian thích hợp cho con hay chưa? Phần lớn phụ huynh ở Ấn Độ và Việt Nam cảm thấy thời gian bỏ ra cho con là đúng đắn. Ở Uganda, Peru, Malaysia và Brazil, hơn 40% lo ngại chưa đủ, dù cao hơn mức trung bình toàn cầu.
11% phụ huynh Pháp dành trên 7 giờ để giúp con học hành. Tuy nhiên, chỉ 22% trên tổng số cảm thấy bỏ ra quá ít thời gian.
Lý do để phụ huynh không giúp đỡ con rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là không có thời gian. Hơn một nửa phụ huynh nói rằng quá bận rộn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng bị cản trở bởi vốn hiểu biết của chính mình. Khoảng một nửa phụ huynh Trung Quốc lo lắng không đủ kiến thức về các môn học, so với mức trung bình 29% của thế giới.
Một nguyên nhân tích cực hơn là đôi khi trẻ không muốn bố mẹ giúp đỡ. 44% phụ huynh Phần Lan đã phản ánh điều này, và đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia được khảo sát. Thực tế, Phần Lan thuộc 10 quốc gia đứng đầu trong các bài kiểm tra quốc tế.
Varkey Foundation do doanh nhân Ấn Độ Sunny Varkey sáng lập năm 2010, thuộc tập đoàn giáo dục GEMS, đơn vị hợp tác với nhiều tổ chức lớn trên toàn cầu bao gồm UNESCO, UNICEF và Sáng kiến Toàn cầu Clinton (CGI). Năm 2014, tổ chức này phát động giải thưởng Giáo viên Toàn cầu nhằm chọn ra giáo viên xuất sắc nhất thế giới mỗi năm để trao giải trị giá 1 triệu USD. |
Theo VnExpress
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy