Ngày 19/6, PV Trans Pacific đã tiếp nhận tàu 15 tuổi mang tên Pacific Era, được đóng tại Hàn Quốc. PVT đã mua tàu này với giá khoảng 25 triệu USD.
Pacific Era được phân loại là tàu chở dầu/hóa chất tầm trung (MR) với công suất 50.057 DWT. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất tàu chở dầu/hóa chất của PVT là 338.000 DWT, tương ứng Pacific Era chiếm 15% công suất của đội tàu này.
Theo chiến lược phát triển, ngoài các tàu M/T Apollo, M/T Pacific Era, FSO Dai Hung Queen hiện nay thì từ 2023 đến 2025 tùy theo tình hình thị trường, PV Trans Pacific sẽ tiếp tục đầu tư thêm các tàu MR, Aframax, VLGC, VLCC.
PV Trans Pacific công ty con của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, HoSE: PVT), trong đó PVT nắm giữ 65% cổ phần.
Chứng khoán VietCap (VCSC) ước tính rằng Pacific Era sẽ mang lại doanh thu trung bình là 212 tỷ đồng và lãi ròng là 45 tỷ đồng/năm, đóng góp khoảng 4% vào lãi ròng của PVT.
Cùng thời điểm này, CTCP Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (PVT Logistics) đơn vị thành viên của PVT, cũng đã tiếp tục đầu tư và tiếp nhận thành công tàu Celsius Malaga tại Singapore.
Ngay sau khi nhận bàn giao, PVT Logistics đã thực hiện các thủ tục, đổi tên mới là tàu PVT Jupiter, tàu được đóng năm 2008 tại Nhật Bản, trọng tải 20.832 DWT, là loại tàu Chemical/Oil Tanker, IMO II&III. Tàu đã được bàn giao cho khách hàng để thực hiện hợp đồng định hạn chuyên chở hàng hóa chất.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên, PVT đặt mục tiêu nâng đội tàu từ 43 chiếc hiện tại lên 100 chiếc trong vòng 5 năm tới. PVTrans cũng có kế hoạch thanh lý các tàu có tuổi từ 20 – 25, trong đó năm 2023 có thể thanh lý 1 – 2 tàu.
Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, PVT đặt mục tiêu duy trì vị thế là doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải dầu khí đa sở hữu lớn nhất tại Việt Nam; Xây dựng, phát triển PVTrans thành thương hiệu vận tải mạnh trong khu vực, mở rộng hoạt động khai thác các tuyến quốc tế và từng bước tham gia chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu.
Về kế hoạch năm 2023, PVT đặt chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 538 tỷ đồng. PVTrans cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức bằng tiền/cổ phiếu hằng năm từ 10 – 15% để đảm bảo lợi ích cho cổ đông.
PVTrans cũng khẳng định việc đặt kế hoạch tương đối thận trọng, tuy nhiên sẽ phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất có thể, với mục tiêu quản trị để đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng.
Căn cứ nhu cầu vốn phục vụ, PVT có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.560 tỷ đồng lên 3.916 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy