Quả bom nổ chậm của nền kinh tế Trung Quốc
09/09/2015 14:51:25
ANTT.VN - Tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng, nếu không thể tìm ra lời giải, một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở mức độ chưa từng thấy sẽ ở ngay trên đầu mỗi chúng ta.

Tin liên quan

Phần 1:

Tại sao nền kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề.

Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh

Tháng 9 năm 2008, trong khi Lehman Brothers - Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 ở Mỹ, đang đứng bên bờ vực phá sản, chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào đang đi trên một con đường gồ ghề ở tỉnh Sơn Tây, bao quanh bởi những nhà cố vấn chính sách và thành viên Bộ Chính Trị, ông hỏi họ rằng làm thế nào để TQ có thể phản ứng hiệu quả trước những ảnh hưởng không thể tránh khỏi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo một thành viên tham gia cuộc thảo luận đó, nhóm đã đạt được một sự đồng thuận trước khi chuyến đi kết thúc. Theo đó Trung Quốc cần tung ra một chương trình kích thích khổng lồ, và sẽ chỉ tin tưởng vào những tập đoàn nhà nước(SOEs) chứ không phải các công ty tư nhân để thực hiện nó.

Tháng 10 năm ấy, trong khi chính phủ các nước khác vẫn đang loay hoay tranh cãi các bước đi tiếp theo để xử lý khủng hoảng. Bắc Kinh thông báo Trung Quốc sẽ bơm gần 600 tỷ USD vào thị trường, chủ yếu nhắm vào SOEs và một số cơ quan nhà nước khác, ưu tiên tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng lớn và những dự án công nghiệp nặng.

Các ngân hàng bắt đầu cho vay một cách rộng rãi, và các chính quyền địa phương nhanh chóng thành lập các công ty mang vỏ bọc nhà nước - một công cụ có thể giúp họ đủ điều kiện vay tiền. Trong 6 năm tiếp theo, GDP danh nghĩa của Trung Quốc tăng gấp đôi, từ 4,5 nghìn tỷ USD năm 2008 lên hơn 9 nghìn tỷ USD năm 2014.

Trung Quốc hồi phục từ khủng hoảng tài chính 2008 nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác, chứng kiến tốc độ tăng trưởng chưa từng có, mở rộng nền kinh tế của nó ở mức độ mà không đối thủ nào có thể bắt kịp được ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra.

Tòa nhà trụ sở CCTV trong quá trình xây dựng

Câu chuyện của Trung Quốc hấp dẫn tới nỗi nhiều nhà kinh tế kêu gọi các chính phủ Phương Tây đưa ra những gói kích thích tương tự, đẩy mạnh chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên tốc độ hồi phục chóng mặt của Trung Quốc có thể là bất khả thi nếu không có sức mạnh và ảnh hưởng của chính phủ trung ương.

Chính phủ Trung Quốc sở hữu, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, gần như toàn bộ đất đai và hơn 2/3 lượng tài sản quốc gia, cho phép nó dễ dàng và nhanh chóng phân bố nguồn lực khổng lồ bất cứ khi nào cần thiết.

Tuy nhiên, lợi thế này cũng mang đến những mối nguy hại tiềm tàng cho nền kinh tế. Theo một báo cáo gần đây của hãng tư vấn McKinsey&Company, tổng số nợ của Trung Quốc trong năm 2007, tính cả nợ tư nhân và nợ do chính phủ bảo lãnh tương đương 158% GDP. Tới năm 2014, tỉ lệ này tăng gần gấp 2 lần lên 282% GDP, biến nó thành một trong những quốc gia nợ nhiều nhất thế giới.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã dựa vào sự hỗ trợ tài chính để tránh những khoản nợ xấu gây hại nền kinh tế. Nhưng bây giờ khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, một lượng lớn người đi vay đang mất dần khả năng thanh toán. Nếu Trung Quốc không tập trung giải quyết được vấn đề nợ của nó, con đường phía trước sẽ còn chông gai hơn cả năm 2008, thậm chí có thể dẫn tới một cuộc suy thoái kéo dài và đau đớn.

Nghi Điền (Theo Foreign Affairs)

Phần 2: Vay nợ và đất đai.

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến