Dòng sự kiện:
Quỹ ngoại mua vào 39 triệu cổ phiếu MSN
23/05/2020 14:26:02
Ardolis Investment đã mua 38,9 triệu cổ phiếu MSN vào phiên ngày 14/5, dẫn đến tổng tỷ lệ sở hữu cả nhóm GIC là 13%. Đây cũng là quỹ thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC).

Thông báo từ Sở GDCK TP HCM (HoSE) cho biết, Ardolis Investment Pte Ltd thuộc quỹ Chính phủ Singapore đã mua vào gần 39 triệu cp MSN của CTCP Tập đoàn Masan. Giao dịch được thực hiện vào ngày 14/5, theo phương thức thỏa thuận.

Được biết, Ardolis Investment đã giao dịch với mức giá 60.000 đồng/cp, tương đương tổng giá trị giao dịch lần này là 2.335 tỷ đồng.

Hồi năm 2018, GIC từng chi 100 triệu USD để mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN. Sau giao dịch trên, số lượng cổ phiếu MSN mà quỹ Ardolis Investment nắm giữ tăng từ gần 65 triệu cp lên gần 105 triệu cp, tương đương với 8,97% vốn chủ sở hữu. Đồng thời, GIC cũng đang trực tiếp nắm giữ 47 triệu cp MSN, tương đương với 4,06% vốn chủ sở hữu.

Tổng cộng, quỹ GIC đang nắm giữ tổng cộng khoảng 152 triệu cp MSN, tương đương với 13,03% vốn chủ sở hữu. GIC đang là cổ đông ngoại lớn nhất của Masan, xếp tiếp theo đó là SK Group (Hàn Quốc) với tỷ lệ sở hữu là 9,4%.

Nguồn: NĐH

Cổ phiếu MSN đóng cửa phiên ngày hôm qua (22/5) ở mức 62.000 đồng/cp, tăng khoảng 25% so với đầu tháng 4. Theo đó, số cổ phiếu MSN mà nhóm GIC đang nắm giữ có giá thị trường khoảng 9.440 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2020 vừa qua là kỳ kinh doanh đầu tiên Masan nhận sáp nhập VinCommerce, đơn vị quản lý chuỗi bán lẻ VinMart và Vinmart+. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang cho biết kết quả kinh doanh của chuỗi này đã chuyển đổi nhanh khác với suy nghĩ lúc đầu của ông.

Doanh thu thuần quý I/2020 của MSN đạt mức 17,632 tỷ đồng, tăng 116% so cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu thuần của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) đạt mức 4,625 tỷ đồng, tăng 22.4% so với quý 1/2019. Doanh thu thuần của ngành hàng Thực phẩm tiện lợi tăng 59.7%, ngành hàng Thịt chế biến tăng gấp 3 do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại nhà gia tăng trong mùa dịch.

Danh mục các sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng tiếp tục tăng trưởng, trong đó đóng góp của các sản phẩm nước mắm cao cấp tăng lên mức 14% (cùng kỳ 12%); đóng góp của các sản phẩm thực phẩm tiện lợi cao cấp tăng lên mức 53% (cùng kỳ 48%). Kênh MT và chiến lược đô thị hóa tăng tốc ghi nhận doanh số tăng trưởng 75% từ kênh bán lẻ hiện đại và 20% từ kênh bán lẻ truyền thống.

Với VinCommerce, doanh thu quý 1/2020 tăng 40.3% so cùng kỳ, đạt mức 8,709 tỷ. Biên EBITDA cải thiện 5% so với quý 4/2019 do tăng hiệu suất nhân viên tại cửa hàng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng doanh thu trung bình trên mỗi mét vuông.

Doanh thu quý 1/2020 của CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) tăng 6.4% so cùng kỳ, đạt 3,397 tỷ đồng. Nhìn chung, doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi được hỗ trợ bởi tăng trưởng 13.2% ở mảng thức ăn gia cầm và 7.4% ở mảng thức ăn thủy sản.

Mặt khác, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng vonfram ngắn hạn củaCTCP Tài nguyên Masan (UPCoM: MSR). Doanh thu thuần trong kỳ của MSR giảm 10.4% so với quý 1/2019, ghi nhận 1,065 tỷ đồng. Sản lượng APT giảm 17% do vonfram tồn kho và giá bán thực tế thấp hơn, thêm vào đó đồng tiếp tục tồn kho. Doanh thu florit giảm do sản lượng bán ra thấp hơn, tuy nhiên giá bán thực tế cao hơn bù đắp một phần cho các sản phẩm còn lại.

Khánh Linh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến