Chiều 25/8, lãnh đạo HoSE cho biết, nguyên nhân khiến cổ phiếu ROS bị hủy niêm yết là FLC Faros đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà HoSE hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Ngày 24/8/2022 HoSE cũng đã có công văn cảnh báo FLC Faros về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu ROS. Dựa trên báo cáo giải trình của FLC Faros, HoSE cho rằng, doanh nghiệp này khó có thể công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 đúng hạn (hạn chót là vào 29/8).
Trước đó, cổ phiếu ROS bị đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quyết định ngày 25/5/2022 do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán, hoặc báo cáo tài chính bán niên đã soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Bên cạnh đó, ROS cũng bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 11/7/2022 và cắt margin quý 3 năm 2022.
Sau đó, HoSE cũng đã ra quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán đối với cổ phiếu ROS từ ngày 12/8/2022 do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Với khối lượng bị hủy niêm yết như trên, giá trị hủy niêm yết theo mệnh giá là gần 5.676 tỷ đồng trong khi mức giá đóng cửa phiên gần nhất của mã cổ phiếu này là 2.510 đồng/cổ phiếu tại phiên 11/8/2022, tương ứng giá trị vốn hóa của FLC Faros khoảng 1.400 tỷ đồng.
Cổ đông có phải bị trắng tay?
Theo quy định hiện hành, cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM. Doanh nghiệp có cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc chỉ được đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu hai năm trên UPCoM.
Vì vậy cổ phiếu ROS có thể được niêm yết lại tại sàn UPCoM nếu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết và cần tối thiểu 2 năm để trở lại sàn HoSE.
Dù không biết tương lai ra sao nhưng hiện tại, ROS đang gặp khá nhiều về vấn đề công bố thông tin theo quy định vì không có người 'đứng mũi chịu sào'?
Ngoài ra, đến thời điểm này, FLC Faros vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021, báo cáo thường niên 2021, báo cáo tài chính quý 2và quý 2 năm 2022. Đồng thời, FLC Faros cũng chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022, chưa có đủ số thành viên hội đồng quản trị tối thiểu, chưa có người đại diện theo pháp luật.
Theo đánh giá của HoSE, FLC Faros đang vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin và quản trị công ty. Vì vậy, cổ phiếu ROS rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020 NĐ-CP.
Về phía ROS, công ty cho biết đã tiến hành các thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026, dự kiến tổ chức vào ngày 15/9/2022.
Sau khi tổ chức thành công, công ty sẽ tiếp tục nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật. Sau khi thay đổi được vị trí này, ROS sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính quý 1 và 2 năm 2022, đồng thời tiếp tục lựa chọn đơn vị kiểm toán phù hợp theo quy định để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính soát xét.
Khi chọn được đơn vị kiểm toán, ROS sẽ tiến hành công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021, báo cáo thường niên 2021 và triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên 2022.
Tại đại hội, công ty dự tính trình thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính năm 2022 nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định, sau đó phối hợp với các đơn vị được lựa chọn để công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022.
Cựu Chủ tịch vướng thêm tội, lãnh đạo từ nhiệm
trong ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã thi hành các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với ông Trịnh Văn Quyết và các cá nhân có liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại FLC Faros và các công ty có liên quan.
Theo Bộ Công an, quá trình điều tra mở rộng vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoản BOS (ART) và các công ty có liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, có căn cứ xác định ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, các bị can: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung còn có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua việc.
Cũng trong ngày 25/8, HĐQT FLC Faros cho biết đã nhận được đơn xin từ nhiệm Thành viên Ban Kiểm soát của ông Nguyễn Trọng Huyên và ông Doãn Việt Hoàng.
HĐQT sẽ trình đại hội đồng cổ đông FLC Faros thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát đối với ông Huyên và ông Hoàng tại cuộc họp gần nhất.
Ông Nguyễn Trọng Huyên được bầu vào Ban Kiểm soát của FLC Faros tại đại hội cổ đông ngày 5/5/2020 và giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát từ thời điểm đó đến nay.
Ông Doãn Việt Hoàng và ông Trần Trung Tùng được bầu vào Ban Kiểm soát khoảng một năm sau ông Huyên, cụ thể là tại đại hội cổ đông ngày 25/5/2021.
Sau khi ông Huyên và ông Hoàng từ nhiệm, Ban Kiểm soát FLC Faros chỉ còn lại một thành viên là ông Trần Trung Tùng.
Tác giả: Anh Nhi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy