Đây là số liệu được Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) ghi nhận trong tháng 4 dựa trên các công bố từ trang thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Cụ thể, VBMA cho biết tính đến hết ngày 29/4, thị trường có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.472 tỷ đồng trong tháng.
Trong đó, phần lớn doanh nghiệp phát hành trái phiếu tháng 4 đến từ các ngân hàng thương mại với giá trị 14.940 tỷ, chiếm 90,7% tổng giá trị phát hành. Trong nhóm này, MBBank là nhà băng phát hành nhiều nhất với 4.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và Sacombank đứng sau với 2.500 tỷ đồng trái phiếu phát hành cũng với kỳ hạn 3 năm.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính cũng tham gia phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng vừa qua nhưng khối lượng chỉ chiếm chưa tới 10% tổng giá trị phát hành.
Đáng chú ý, theo thống kê từ VBMA, trong tháng 4 vừa qua không ghi nhận bất kỳ đợt phát hành trái phiếu nào của nhóm doanh nghiệp bất động sản. Điều này trái ngược hoàn toàn so với tháng 3 liền trước khi các doanh nghiệp địa ốc vẫn dẫn đầu với 46,7% tổng giá trị trái phiếu phát hành trong tháng.
Từ năm 2019 đến nay, các doanh nghiệp bất động sản cũng thường xuyên nằm trong nhóm những doanh nghiệp có giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành nhiều nhất hàng tháng, quý và năm. Tuy nhiên, kể từ đầu năm đến nay, sau những động thái thắt chặt quản lý và siết dòng vốn vào lĩnh vực này, giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đã giảm mạnh.
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán đã liên tục xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp với 2 doanh nghiệp là VsetGroup và Apec Group và Công ty Chứng khoán VIS.
Đến đầu tháng 4 năm nay, cơ quan quản lý thông báo hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu, tổng trị giá 10.030 tỷ đồng, của nhóm công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Không lâu sau, Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cùng 6 cá nhân có liên quan về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên thị trường trái phiếu tháng 1, bất động sản vẫn là nhóm có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất với 14.470 tỷ đồng, chiếm hơn 55,8% tổng giá trị phát hành trong tháng.
Đến tháng 2, giá trị phát hành của nhóm này giảm mạnh khi không ghi nhận đợt phát hành nào và đạt 1.691 tỷ đồng trong tháng 3. Đến tháng 4 vừa qua, thị trường tiếp tục không ghi nhận đợt phát hành trái phiếu nào từ nhóm doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, theo VBMA, tính chung 4 tháng đầu năm, doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm đứng đầu về giá trị phát hành trái phiếu với 28.850 tỷ đồng, chiếm 37,35% tổng giá trị trái phiếu phát hành trong tháng.
Theo sau là nhóm ngân hàng với 24.393 tỷ đồng trái phiếu phát hành, chiếm 31,57% tổng giá trị phát hành. Trong nhóm này, MBBank phát hành nhiều nhất với 4.600 tỷ đồng, sau đó đến VIB với 3.948 tỷ.
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Thông tin The Manor Hà Nội Bitexco
- Dự án Gold Coast Vũng Tàu
- áo đồng phục ngân hàng
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- sun city hà nam
- bảo hiểm du lịch quốc tế
- Hỗ trợ dịch vụ kế toán thuế tại TPHCM
- đồng phục hải anh
- bonded warehouses in viet nam
- Dự án the maris
- Dịch vụ marketing tổng thể
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy