Sáng 25/6, thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 bước vào môn bắt buộc đầu tiên - Ngữ văn. Nội dung đề thi vẫn nằm trong chương trình THPT nhưng sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Trước đó, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi.
Trong đó, có gần 623.000 em đăng ký thi để vừa để xét tốt nghiệp, vừa lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 70,22%. Số thí sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp Trung học phổ thông là gần 234.000 em, chiếm 26,38%. Thí sinh đăng ký chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là trên 30.000 em, chiếm 3,4%.
Trong buổi làm thủ tục chiều 24/6, hơn 7.300 thí sinh đã không đến điểm thi. Theo quy chế, các em còn được tiếp tục đến làm thủ tục và dự thi vào sáng 25/6.
Để kỳ thi năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc, kết quả tin cậy, khắc phục các lỗ hổng dẫn đến gian lận thi cử gây chấn động trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hàng loạt điều chỉnh về kỹ thuật.
Gần 900.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh minh họa).
Theo đó, Năm nay, số lượng thanh tra tại các điểm thi cũng được quy định linh hoạt, tùy số lượng phòng thi. Bộ yêu cầu tối thiểu 2 cán bộ thanh tra/điểm thi. Căn cứ số lượng phòng thi, cán bộ thanh tra được tăng thêm.
Ở khâu chấm thi, số lượng thanh tra cũng không quy định cứng như năm 2018 là 2 người, mà tùy từng hội đồng chấm thi để chốt số lượng. Cán bộ thanh tra sẽ đến từ trường đại học và sở GD&ĐT. Thanh tra sở, cán bộ trường đại học tham gia đoàn thanh tra chấm thi trắc nghiệm, tự luận của Bộ GD&ĐT, không thanh tra tại hội đồng thi do trường mình chủ trì chấm. Cán bộ làm công tác thanh tra ở khu vực nào sẽ chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra sự cố.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 được tổ chức 5 bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) với thí sinh học chương trình giáo dục THPT. Riêng thí sinh chương trình giáo dục thường xuyên làm bài tổ hợp khoa học xã hội với các môn Lịch sử, Địa lý.
Để xét tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục THPT phải bắt buộc dự thi 4 bài, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn trong hai bài thi tổ hợp. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi bắt buộc 3 bài gồm toán, ngữ văn và 1 trong hai bài tổ hợp.
Trường hợp thí sinh chọn thi cả hai bài thi tổ hợp thì điểm bài thi nào cao hơn sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp. Trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Những vật dụng được phép mang vào phòng thi THPT quốc gia
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy