Xã Thiệu Dương trước đây thuộc huyện Thiệu Hoá, năm 2012 chuyển về thuộc TP.Thanh Hoá. Sát cạnh trung tâm hành chính, văn hoá - kinh tế của tỉnh nhưng người nông dân xã này hầu như chẳng được “mở mày mở mặt” là bao. Đất đai màu mỡ bị các đại gia, quan chức mua lại để làm trang trại, xây dựng khu lăng mộ hoành tráng và chốn ăn chơi. Nền kinh tế của người nông dân nơi đây vẫn là kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ. Đời sống vất vả bấp bênh khi mỗi năm phải hứng chịu những trận lũ lớn từ thượng nguồn sông Mã kéo về.
Vậy mà, đến con trâu con bò có người dắt ra đồng gặm cỏ trời ban cũng bị thu phí thì đúng là cười ra nước mắt!
Nông dân còn nghèo, sao phải thu phí cả trên lưng con bò gầy của họ?
Những năm vừa qua, chuyện lạm thu, tận thu ở Thanh Hoá không có gì lạ. Lao Động từng có loạt bài phản ánh nạn lạm thu ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc. Theo đó, xã, thôn đặt ra hàng chục khoản phí khác nhau để tận thu trên lưng người nông dân. Đến đứa trẻ mới lọt lòng cũng phải cõng phí xây nghĩa trang. Ở Nông Cống, đến cái giường của người nghèo cũng bị cán bộ xã, thôn đến lôi đi vì chưa nộp đủ thuế, phí…
“Cái đêm hôm ấy đêm gì”, đêm tắt đèn của chị Dậu đã qua từ rất lâu. Đáng lẽ nó chỉ còn là kỷ niệm buồn lại đang manh nha trở lại ở một vài nơi. Trở thành nỗi nhức nhối, gây bất bình xã hội.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là sự tồn tại của không ít “ông vua con” cấp xã phường và sự buông lỏng quản lý. Sự việc lạm thu xã Minh Lộc bị phanh phui, Phó Thủ tướng có công văn hoả tốc chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng ra công văn chỉ đạo huyện Hậu Lộc. Huyện thành lập đoàn xác minh, chấn chỉnh một vài khoản thu rồi đâu lại vào đấy. Ông chủ tịch UBND xã vẫn ung dung tại vị và hùng hồn tuyên bố sẽ nghĩ ra khoản khác bù vào.
Trong những câu chuyện như vậy, thấy rõ vai trò, trách nhiệm và sự chỉ đạo xử lý của lãnh đạo tỉnh mà cụ thể là Chủ tịch UBND tỉnh chưa nghiêm.
Hệ thống pháp lý của chúng ta đầy đủ và luôn được bổ sung để đảm bảo điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Hệ thống phí và lệ phí được quy định rõ, chi tiết. Vậy nhưng cấp xã vẫn thích thu gì thì thu. Bùa hộ mệnh cho những chuyện lạm thu là nghị quyết HĐND và biên bản họp dân mà nhiều trường hợp, đó chỉ là cách hợp thức hoá cho ý chí của người lãnh đạo, của nhóm lợi ích.
Đất nước chúng ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức. Thay vì ngồi nghĩ ra đủ trò hợp thức hoá cho việc lạm thu, tước đoạt bờ xôi ruộng mật của họ thì hãy giúp nông dân tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Khi đó, cần gì phải đánh đến thuế, phí cả trên lưng con bò!
Theo Lao động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy