Hai năm liên tiếp ngập lụt đã triệt tiêu đến kiệt quệ nguồn lực kinh tế của người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Đến bây giờ, khi không còn những đêm thức trắng hộ đê, không còn lội nước ngang ngực, không còn cảnh sống trong đêm đen vì mất điện, thế nhưng hoa màu, vật nuôi bị dòng nước lũ cuốn trôi thì không còn đường về.
Người dân Chương Mỹ sinh hoạt vất vả trong đợt mưa lũ kéo dài từ trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 (Ảnh: Tuấn Minh)
Người dân nơi đây vừa thở phào khi “địa ngục nước” rút lui, nay lại canh cánh nỗi lo mùa màng mất trắng, có thể “đói gạo” hàng tháng trời. Lượng thóc dự trữ chỉ đủ sử dụng trong thời gian ngắn.
Mưu sinh chủ yếu bằng nghề nông, nhiều gia đình chỉ trông chờ vào “hạt ngọc trời” vừa làm kế sinh nhai vừa phục vụ cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Hậu sốt ruột: “Sau đợt mưa lũ này, nhà tôi mất hết 1 mẫu lúa. Biết làm sao bây giờ? Gạo làm sao đủ ăn?”.
Nhà nhà hăm hở nhận gạo cứu trợ từ chính quyền trong những ngày mưa lũ (Ảnh: Văn Thắng)
Cùng chung hoàn cảnh, bà Nguyễn Thị An (55 tuổi) trò chuyện: "Cũng còn may, đưa được ít lợn gà đi sơ tán, để nhờ ở mấy chỗ đất cao hơn. Nhưng, lợn gà còn chạy được, lúa thì chạy đi đâu. Đồng ruộng ngập trắng cả. Tránh sao nổi, nhà ai cũng thế mà. Bây giờ, chỉ mong sao chính quyền hỗ trợ, giúp đỡ tái sản xuất để còn mưu sinh".
Giải thích cặn kẽ về câu chuyện “đói gạo”, anh Lê Văn Ơn, Trưởng thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến) cho hay: “Những cánh đồng lúa mất trắng trong cơn bão vừa rồi vốn đang ở giai đoạn bón thúc, trổ đòng. Dự trù mỗi năm phải cấy hai vụ mới đủ được lượng gạo để ăn. Trong nông nghiệp, vụ mùa tháng 5 gieo cấy, tháng 10 thu hoạch mới có đủ gạo ăn đến tháng 5 năm sau. Nhưng giờ vụ mùa này đã mất trắng.
Thiếu hụt lương thực từ đấy mà ra. Vụ này thu hoạch để phục vụ từ giờ đến ra tết. Tết này có khi còn thiếu gạo. Đến tháng 10 mới lại gieo cấy vụ chiêm xuân. Đến tháng 5.2019 mới có gạo mới để ăn và dự trữ. Thế nên, việc dân thiếu gạo là đương nhiên. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong vòng từ 3 – 5 tháng, tùy từng gia đình”.
Người dân chắt chiu từng chút gạo khan hiếm mùa lũ (Ảnh: Văn Thắng)
Trao đổi về thực trạng đáng ngại này, ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho hay: “Tính đến thời điểm hiện tại, nước lũ đã rút hết. Cơn bão số 3 gây ảnh hưởng lớn đến bà con, trong đó, toàn xã mất 235ha lúa, tương ứng với 1.400 – 1.500 tấn thóc của vụ mùa.
Thời gian trước mắt, người dân vẫn còn lương thực dự trữ nhưng đến thời gian giáp hạt năm 2019, dự kiến chúng tôi sẽ thiếu gạo ăn từ 2 – 3 tháng”.
Theo báo Lao Động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy