Tin liên quan
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố kế hoạch bán vốn năm 2016. Theo đó, trong năm nay, "siêu công ty" này dự kiến sẽ bán vốn tại 120 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên tổng số 197 doanh nghiệp mà SCIC đang đại diện cho vốn nhà nước tính đến thời điểm 31/12/2015.
Trong danh sách này có một số doanh nghiệp đáng chú ý như Công ty Cổ phần FPT. Hiện SCIC đang nắm giữ 6% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này với vốn Nhà nước là 239,2 tỷ đồng (khoảng 23,9 triệu cổ phần).
Trong danh sách này chỉ có CTCP FPT và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) nằm trong 10 doanh nghiệp mà Chính phủ đã có văn bản 1787/TTg-ĐMDN vào ngày 8/10/2015 yêu cầu SCIC xây dựng lộ trình thoái vốn. Hiện tại, SCIC đang sở hữu gần 24 triệu cổ phiếu của FPT, tương đương tỷ lệ 6% và gần 4 triệu cổ phiếu SGC, ứng tỷ lệ 50%.
Ước tính giá trị vốn tại 10 doanh nghiệp trên có thể mang về cho SCIC tới 3,5 tỷ USD
Hiện thị giá của FPT trên thị trường là 40.800 đồng/cp (theo giá đóng cửa ngày 31/5/2016) và giá của cổ phiếu SGC là 39.600 đồng/cp.
Như vậy, với quy mô thoái vốn tại hai doanh nghiệp này, SCIC có thể sẽ thu về hơn 975 tỷ đồng từ phần vốn thoái khỏi FPT và 141 tỷ đồng từ phần vốn thoái khỏi SGC.
Điều khó hiểu là những cổ phiếu được săn đón như Vinamilk (mã VNM), FPT Telecom hay Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh (mã BMP) hay Bảo hiểm Bảo Minh (mã BMC)… là những doanh nghiệp lớn mà SCIC được yêu cầu thoái vốn theo quyết định trên nhưng không xuất hiện trong kế hoạch bán vốn năm 2016 của siêu tổng công ty này.
Đây là 8 doanh nghiệp trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC đã được giao phải thoái vốn theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt hồi tháng 10/2015, ngoài FPT và SGC đã đề cập ở trên. Ước tính giá trị thoái vốn tại 10 doanh nghiệp có thể lên tới 3,5 tỷ USD.
Danh sách mà SCIC đưa ra không thể thiếu những doanh nghiệp mà bán mãi không được như Tổng công ty CP Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex (vốn nhà nước 2.552,5 tỷ - 58% vốn điều lệ); Công ty CP Điện tử và Tin học (vốn nhà nước 385,3 tỷ đồng – tương ứng 88% vốn điều lệ); Nhiệt điện Phả Lại (627 triệu đồng, chiếm 0,02% vốn điều lệ); Vinacontrol (31,5 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ)...
Ngoài ra, trong danh sách thoái vốn năm 2016 của SCIC là những khoản cần bán ngay, gồm 109 doanh nghiệp, chiếm 7,6% tổng vốn nhà nước mà SCIC đang quản lý, tính đến 31/12/2015.
Đây là các doanh nghiệp được xếp hạng B2 trong danh mục gồm 4 loại (A1, A2, B1 và B2) của tổng công ty này. SCIC hiện quản lý 197 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng, trên tổng vốn điều lệ hơn 85 nghìn tỷ đồng.
Điểm chung của các doanh nghiệp này là quy mô nhỏ và đặt tại các địa phương, ngoại trừ Maritimebank. Tuy nhiên, giá trị nắm giữ tại ngân hàng của tổng công ty rất nhỏ, chỉ 0,3% vốn điều lệ, tương đương 24 tỷ đồng.
Nếu bán hết các khoản đầu tư xếp hạng B2 này, SCIC sẽ thu về khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó top 15 khoản lớn nhất trị giá 570 tỷ đồng.
Hiểu Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy