Tin liên quan
Ông Phạm Hồng Sơn.
Thưa ông, Đề án tái cơ cấu hệ thống các CTCK Việt Nam thực thi gần bốn năm qua đã tạo ra những thay đổi gì?
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính triển khai Đề án tái cơ cấu các CTCK Việt Nam vào năm 2012 với 104 công ty - một con số tương đối nhiều với thị trường. Đến nay, thị trường còn 76 CTCK. Hoạt động của các CTCK dần dần ổn định, việc tuân thủ và phối hợp với các sở giao dịch chứng khoán trong việc tổ chức, thực hiện giao dịch trên thị trường ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận thẳng thắn là CTCK đã phân hóa mạnh và tiếp tục cần được tái cơ cấu. Một nhóm nhỏ tách biệt ra và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường. Nhóm còn lại thì vẫn cần được nâng cấp.
Ví dụ, đối chiếu với các yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính cao hơn để được tham gia thị trường chứng khoán phái sinh và cung cấp các dịch vụ mới sắp tới, chỉ có 15 trong số 76 CTCK đáp ứng được tiêu chuẩn. Với yêu cầu phải có vốn điều lệ 700 tỉ đồng mới được tham gia thị trường phái sinh, chỉ có 15 trong số các CTCK đáp ứng được. Các CTCK cần được bổ sung vốn và nguồn lực để lớn lên.
15 công ty lớn nhất ở trên đã chiếm 85% thị phần trên thị trường chứng khoán, vậy các CTCK còn lại sẽ đi theo con đường nào?
Khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, các CTCK có quy mô vốn chủ sở hữu tương đối lớn thì không gặp thách thức lớn, đơn giản họ chỉ chuyển vốn chủ sở hữu sang vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu tối thiểu 700 tỉ đồng vốn điều lệ. Còn với các CTCK nhỏ thì đó là thách thức.
Với nhóm này, chúng tôi không thể bắt họ giải thể. Vẫn có những công ty vốn tuy nhỏ 40-50 tỉ đồng nhưng hoạt động tốt trong phạm vi những phân khúc thị trường ngách nhất định của họ. Song, nhìn về tương lai mà nói, sức cạnh tranh sau này sẽ cực kỳ khó.
Chúng tôi luôn khuyến khích các công ty hợp nhất, sáp nhập để tạo ra những CTCK lành mạnh - điều chỉnh về đúng với thực trạng tài chính của công ty. Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán (TTCK) cũng khuyến khích các công ty chứng khoán nhỏ, có thể 2-3 công ty, gộp lại với nhau. UBCKNN sẵn sàng ngồi chung với các CTCK để hướng dẫn và làm vai trò trung gian.
Tất nhiên, từ xưa tới nay không có thông lệ nào nói một thị trường tài chính cần bao nhiêu CTCK, không ai nói với Việt Nam 76 công ty hay 30 CTCK là đủ. Vấn đề cốt lõi vẫn là chất lượng của các công ty này. Doanh nghiệp phải tự nhìn lại mình xem có đủ sức cạnh tranh và có thể có lợi nhuận hợp lý hay không, nếu không thì nên rời bỏ thị trường.
Với CTCK 100% vốn nước ngoài, quy định đã có và họ được hoạt động bình đẳng, cạnh tranh sòng phẳng với công ty trong nước. Hiện mới có hai công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và nếu đơn vị nào có nhu cầu chúng tôi sẽ ủng hộ.
Thời gian tới cơ quan quản lý sẽ tập trung vào các công việc gì để cải thiện chất lượng cho TTCK?
Trọng tâm chúng tôi vẫn tập trung nhắc nhở các CTCK không được lơ là sự tuân thủ bởi kiểm soát rủi ro, minh bạch và công bằng là điều quan trọng nhất trong hoạt động chứng khoán. Khi anh tuân thủ quy định cũng là anh bảo vệ chính mình. CTCK là nòng cốt chính của thị trường, cầu nối giữa thị trường và nhà đầu tư, chúng tôi vẫn theo dõi và xử phạt các công ty vi phạm giao dịch ký quỹ, công bố thông tin... Ngoài ra, sẽ đi cùng các CTCK củng cố chất lượng nghiệp vụ trong các dịch vụ, tư vấn, trong quản lý rủi ro...
Luật Chứng khoán đang được nghiên cứu và sẽ tiếp tục được sửa với nhiều thay đổi, cùng với việc sửa một loạt nghị định và thông tư khác. Ngoài ra, chúng tôi tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát thị trường. Nhiều sản phẩm mới sẽ chào thị trường chứng khoán.
Hiện chúng tôi đang tập trung, vừa làm vừa “dò dẫm” để hoàn thiện thị trường phái sinh. Năm 2017, thị trường chứng khoán phái sinh sẽ đi vào hoạt động. Các bước chuẩn bị cho thị trường phái sinh như dự thảo các quy chế, xây dựng hệ thống giao dịch, xây dựng hợp đồng mẫu cơ bản đã hoàn thành. Các công việc như hoàn thiện hệ thống pháp lý, hoàn thiện sản phẩm, hạ tầng cơ sở... đang được tập trung để kết nạp thành viên vào tháng 12-2016. Đây là cấu phần quan trọng của hệ sinh thái TTCK, giúp thị trường bớt rủi ro khi có biến động mạnh, hạn chế những rủi ro của TTCK truyền thống. Trước mắt chúng ta mới đưa lên thị trường này hai sản phẩm ít rủi ro nhất là “Index” và “Trái phiếu chính phủ”, khi thị trường đã phát triển đến mức độ nào đó, nhà đầu tư đã quen hơn, sẽ có thêm những sản phẩm khác.
Một nội dung khác được đưa ra là cơ chế tạo lập thị trường. Với mục tiêu tăng thanh khoản cho thị trường cổ phiếu, trên cơ sở Thông tư 203/2015/TT-BTC, sở giao dịch chứng khoán cũng đã xây dựng phương án tổ chức cơ chế tạo lập thị trường cho thị trường cổ phiếu. Trong đó, các CTCK là thành viên tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng và chủ động trong việc tăng cường thanh khoản cho thị trường. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội dự kiến áp dụng thí điểm cơ chế tạo lập thị trường vào đầu năm 2017.
Chúng tôi cũng đang tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market). Đây là điểm rất quan trọng vì có nâng hạng thì nhà đầu tư nước ngoài mới thấy sự hấp dẫn của TTCK Việt Nam để họ vào. Việc hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán (HNX và HOSE) cũng nhằm đạt các tiêu chí của thị trường mới nổi.
Nên đọc
Theo TBKTSG
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy