CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) công bố báo cáo tài chính 2021 của công ty mẹ với mức lỗ kỷ lục hơn 715 tỷ đồng. Riêng trong quý IV, công ty mẹ thậm chí ghi nhận doanh thu thuần và tài chính âm.
Luỹ kế cả năm 2021, công ty mẹ Thuduc House chỉ đạt 16,4 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 98% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 715 tỷ đồng cao gấp đôi so với khoản lỗ năm trước. Trong cả năm, doanh nghiệp ghi nhận hầu hết các mảng doanh thu đều thấp hơn năm trước cộng với việc kinh doanh dưới giá vốn. Vốn chủ sở hữu giảm mạnh chỉ còn hơn 500 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm khoảng 2/3 xuống còn 1.300 tỷ đồng.
Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng, Thuduc House nhận 2 quyết định xử phạt, trong đó có quyết định của Cục thuế TP.HCM về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế với số tiền hơn 111 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 12/2021, Thuduc House nhận được quyết định của Cục Thuế TPHCM về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu do vi phạm hành chính thời kỳ thanh tra 2017-2018 bao gồm 21 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) bị truy thu, tiền nộp chậm thuế GTGT 10 tỷ đồng, điều chỉnh giảm khấu trừ tiền thuế giá trị gia tăng 68 tỷ đồng.
Cuối 2021, hàng loạt lãnh đạo của Thuduc House bị bắt liên quan tới vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ tiền thuế và tuồn gần 54 triệu USD ra nước ngoài.
Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu TDH đã giảm hơn 20% xuống quanh ngưỡng 10.000 đồng/cp. Như vậy, sau 15 năm lên sàn, giá cổ phiếu Thuduc House đang ở vùng đáy lịch sử.
Tin chứng khoán ngày 26/1: Dồn dập bị xử phạt, ông lớn bất động sản lỗ kỷ lục, xuống đáy
Hồi cuối 2020, con trai Chủ tịch Thuduc House đã kịp bán hết cổ phần. Cụ thể, ông Lê Dã Hạc, con trai Chủ tịch HĐQT Lê Chí Hiếu, đã bán ra 77.510 cổ phiếu TDH theo phương thức khớp lệnh trong khoảng thười gian từ 18-30/12/2020. Sau giao dịch, ông Hạc không còn nắm cổ phần nào tại công ty. Đây cũng là khoảng thời gian TDH có thông tin liên quan đến truy thu thuế được công bố. Trước đó, vợ ông Hiếu cũng đã bán ra 500 nghìn cổ phiếu TDH. Còn vợ phó chủ tịch cũng bán hơn 930 nghìn cổ phiếu.
Trong khi đó, ông Lê Chí Hiếu còn nắm giữ khoảng 1,2 triệu cổ phiếu TDH.
Nhiều cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng đã bán cổ phiếu TDH sau khi HOSE đưa cổ phiếu TDH vào diện kiểm soát đặc biệt và hạn chế giao dịch kể từ ngày 21/10/2021.
TDH gặp khó vì thuế.
Ngày 18/10, Công ty cổ phần Louis Land (BII) đã bán toàn bộ 11,3 triệu cổ phiếu TDH, giảm tỷ lệ sở hữu từ 10,07% về 0%. Nhiều cổ đông nội bộ cũng có động thái thoái vốn.
BII từng công bố rót vốn vào TDH vì muốn mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản sau đợt tái cấu trúc, nhưng doanh nghiệp này nhanh chóng rút lui khi cổ phiếu TDH bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Thuduc House được biết đến là một doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng ở khu vực phía Nam cách đây hơn chục năm và cũng là một cổ phiếu lên sàn chứng khoán từ rất sớm, được nhiều nhà đầu tư chứng khoán đời đầu biết đến.
Tuy nhiên, Thuduc House gặp khó vì cuộc khủng hoảng bất động sản những năm 2012-2013. TDH đã xoay sở nhiều nhưng vẫn chưa bứt phá đi lên được. Năm 2017, TDH chính thức giải thể công ty tại Mỹ và rút vốn về nước.
Gần đây, một loạt cổ phiếu bất động sản giảm sâu rồi tăng mạnh trong thời gian gần đây sau thông tin Tân Hoàng Minh xin rút, bỏ cọc lô đất đấu giá 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm hôm 11/1/2022 và vụ ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết bị hủy giao dịch chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.
Cổ phiếu TBH của CTCP Tổng Bách Hóa, một thành phiên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh chào sàn hôm 13/8/2021 với mức giá tham chiếu 5.700 đồng/cp cho tới ngày 10/1/2021 với mức tăng lên tới hơn 10 lần lên 104.500 đồng/cp. Gần đây, TBH bắt những phiên giảm sàn sau khi thị trường đón nhận 2 cú sốc cùng 1 từ Tân Hoàng Minh ông chủ Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Cổ phiếu CII của Công ty Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, trùm đất Thủ Thiêm CII vừa trải qua loạt phiên giảm sàn liên tiếp từ mức 57.900 đồng/cp xuống còn khoảng 30 nghìn đồng/cp.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 26/1
Thị trường chứng khoán kém sôi động do lực bán trước Tết.
Theo SHS, vẫn giống như mọi năm, tuần giao dịch cuối cùng của năm Âm lịch luôn với thanh khoản thấp hơn mức trung bình và năm nay cũng không phải là ngoại lệ với 8 phiên liên tiếp thanh khoản ở mức thấp. Và nếu như không có gì bất thường xảy ra thì thị trường chứng khoán thường tăng điểm sau kỳ nghỉ Tết.
Theo thống kê, điều này đã diễn ra 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 (ngoại trừ năm 2020 thị trường giảm do Covid-19). Do đó, thời điểm trước Tết, những phiên giảm điểm sâu sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu để đón sóng tăng đầu năm mới. Tuy nhiên, đà tăng có thể chậm lại trong phiên tiếp theo 26/1 khi mà VN-Index hiện đã nằm trong vùng kháng cự 1.475-1.490 điểm (MA20-50) nên sự giằng co và rung lắc có thể diễn ra.
Kết thúc phiên giao dịch 25/1, chỉ số VN-Index tăng 39,87 điểm lên 1.479,58 điểm. HNX-Index tăng 9,47 điểm lên 410,23 điểm. Upcom-Index tăng 1,32 điểm lên 108,03 điểm. Thanh khoản đạt 25,0 nghìn tỷ đồng, trong đó HOSE có hơn 22,2 nghìn tỷ đồng.
Tác giả: V. Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy