Tin liên quan
Thành lập ngày 15/7/1916 tại Seattle bởi William Boeing, công ty ban đầu có tên Pacific Aero Products Co. Họ tăng trưởng nhanh chóng từ thời Đại chiến Thế giới I, nhờ bán máy bay Model C cho Hải quân Mỹ.
Sau đó, hãng dần mở rộng sang vận tải hàng không. Tuy nhiên, năm 1934, vì lo ngại độc quyền, Chính phủ Mỹ đã buộc Boeing chia làm 3 - United Technologies, United Airlines và Boeing. William Boeing sau đó cũng bán hết cổ phần trong công ty.
Một máy bay 787 Dreamliner của Boeing. Ảnh: Reuters
Tuy không còn nhà sáng lập, công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng khi Đại chiến Thế giới II đẩy cao nhu cầu máy bay ném bom B-17 và B-29. Các đơn hàng lớn từ quân đội Mỹ với hai dòng B-47 và B-52 sau đó càng khiến Boeing nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tăng trưởng sau này được củng cố bằng nhiều dòng máy bay thương mại, đặc biệt là Boeing 747.
Dù vậy, vài năm gần đây, đối thủ đến từ châu Âu - Airbus luôn vượt Boeing về số đơn hàng máy bay thương mại, và đang tìm đường vào thị trường Mỹ. Đây hiện là đối thủ lớn nhất của hãng. Ngoài ra, thị trường hàng không dân dụng còn có thêm nhiều đối thủ nhỏ, như Bombardier của Canada và Comac của Trung Quốc.
“Thách thức lớn nhất với Boeing là Airbus. Việc Boeing có bắt kịp hay đánh bại được Airbus hay không sẽ quyết định tương lai của công ty”, Loren Thompson - COO hãng tư vấn Lexington Institute nhận xét.
Boeing còn gặp khó trong mảng quốc phòng. Họ đã để mất vào tay Northrop Grumman một hợp đồng cung cấp máy bay ném bom tầm xa cho Mỹ. Hãng còn mất một hợp đồng khác vào tay Lockheed Martin, cung cấp cho Mỹ và đồng minh một loại chiến đấu cơ đa nhiệm Để tiếp tục duy trì vị thế trong mảng quốc phòng, Boeing phải đẩy mạnh hoạt động bảo dưỡng các thiết bị quân sự, giới phân tích cho biết.
Trong mảng hàng không vũ trụ - một hoạt động cốt lõi lâu đời khác, Boeing lại phải đối mặt với các công ty mới, như SpaceX - vốn cạnh tranh rất ác liệt về giá cả.
"Họ có chỗ đứng về mặt công nghệ, nhưng không tốt về mặt giá cả", Marco Caceres của Teal Group cho biết, "Boeing sẽ phải tìm ra cách hoạt động hiệu quả hơn. Nếu không, họ sẽ không thể cạnh tranh dài hạn nữa".
Dù vậy, Boeing cam kết sẽ luôn duy trì vị trí đứng đầu. Hồi tháng 6, CEO Dennis Muilenburg cho biết trên USA Today rằng họ đang chế tạo một loại tên lửa có thể đưa con người đặt chân lên sao Hỏa.
Boeing còn đang gặp thách thức với Quốc hội Mỹ. Các nhà làm luật mới đây đã chặn một hợp đồng bán máy bay trị giá 25 tỷ USD của hãng này cho Iran.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng Boeing vẫn là một “biểu tượng toàn cầu”. Năm 2015, hãng đạt doanh thu 96 tỷ USD và còn các hợp đồng chế tạo máy bay dân dụng trong nhiều năm nữa.
Thị trường máy bay dân dụng được ước tính trị giá gần 6.000 tỷ USD trong 20 năm tới.
Theo Vnexpress.net
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy