Theo đó, trong lần gửi đơn kiến nghị đầu tiên vào ngày 15/12/2017 đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Phú Thọ, có 30 công nhân ký đơn. Tính đến ngày 3/1/2018 thì số người tham gia kiến nghị, khiếu nại về việc thiếu quyền lợi khi tham gia làm việc tại Công ty chè Phú Đa đã tăng lên rất nhiều.
Được biết, tính riêng trong ngày 3/1 đã có thêm 52 người gửi đơn kiến nghị lần 2 đến với Sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ. Trong số những người gửi kiến nghị lần này có 33 người đang là công nhân thuộc diện người dân tộc đang có thắc mắc về chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm cho người dân tộc tại các doanh nghiệp.
Như vậy, sau 2 lần làm đơn kiến nghị gửi sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ, số công nhân nghi ngờ vấn đề về quyền lợi hợp đồng, bảo hiểm, chính sách... tại Công ty chè Phú Đa đã lên đến 82 người.
Liên quan đến sự việc này, một số công nhân cho biết, mới đây, ngay sau khi báo chí làm việc với các cơ quan chức năng cũng như phản ánh về vụ việc tại đây, Công ty chè Phú Đa đã gọi công nhân đến và đưa bản Hợp đồng lao động (HĐLĐ). Trước đó, những người làm việc tại công ty không hề được giữ hay biết nội dung bản HĐLĐ như thế nào.
Bản HĐLĐ mới được phát ra cho người lao động có ghi ngày ký kết là 1/1/2017. Trong số những công nhân nhận được bản HĐLĐ này, có người khẳng định đó không phải là chữ ký của họ.
Số lượng công nhân chè Phú Đa kiến nghị tiếp tục tăng lên
Trao đổi với PV, ông Bùi Đức Nhẫn, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Thọ cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin từ phía người dân, Sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra đối với Công ty chè Phú Đa. Sau khi có những thông tin chính xác nhất sẽ cung cấp lại cho báo chí về vụ việc trên.
Trước đó đã đưa tin, nhiều công nhân đã và đang làm việc tại Công ty chè Phú Đa có đơn thư phản ánh việc công ty có nhiều nghi vấn vi phạm về quy định Nhà nước ảnh hưởng đến chế độ và cuộc sống của người lao động.
Cụ thể, công ty không ký kết hợp đồng với những công nhân đã hợp đồng nhiều năm (trên 3 tháng). Những lao động này không được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và các bảo hiểm khác theo quy định; chỉ có hợp đồng giao khoán vườn nội bộ, không có bản sao cho người dân giữ. Trường hợp khác, công ty không hỗ trợ đóng BHXH, BHYT, BHTN… theo đúng quy định. Người lao động phải đóng 100% các loại bảo hiểm (công ty cho rằng đã hỗ trợ vào giá thu mua chè để người lao động tự đóng bảo hiểm).
Một số công nhân hiện vẫn đang trong độ tuổi lao động thuộc đội 4 – Xí nghiệp chè Thanh Niên thuộc Công ty chè Phú Đa phản ánh, mặc dù đã nhiều lần đề xuất xin hỗ trợ bảo hiểm nhưng đều bị từ chối với lý do là hợp đồng giao khoán. Vì để đảm bảo an toàn sức khỏe nên những người này đều phải tự đóng bảo hiểm 100% cho bản thân. Các công nhân cho rằng, tại Công ty Phú Đa hiện tại còn rất nhiều công nhân làm việc lâu năm cũng thuộc tình trạng nêu trên.
Trong đơn phản ánh của các công nhân cho biết, có rất nhiều người lao động là người dân tộc thiểu số, Nhà nước có chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho đối tượng này. Tuy nhiên việc hỗ trợ tại công ty rất mập mờ, không minh bạch.
Ngày 1/1/2018, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gồm 9 chương, 125 điều đã chính thức có hiệu lực. Trong đó, luật này có quy định rất rõ nếu người sử dụng lao động trốn đóng BHXH sẽ bị phạt hành chính có thể lên đến 1 tỷ đồng, tùy vào mức độ vi phạm thậm chí có thể bị đi tù. |
H.Đ - X.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy