Tin liên quan
Nhu cầu bảo vệ ông Obama trước những tin tặc cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp và đặc biệt là những cơ quan gián điệp luôn thèm khát được biết ông Obama đã nói gì và đọc gì, ở đâu và khi nào. Vì thế, trong khi các gã khổng lồ điện thoại di động liên tục trình làng những sản phẩm đình đám như iPhone SE hay Samsung Galaxy S7, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn sẽ luôn “trung thành” với chiếc điện thoại BlakBerry “bất khả xâm phạm” của mình.
Chiếc điện thoại “bất khả xâm phạm”
Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế các tính năng bảo mật cho chiếc BlackBerry của ông Obama khi ông nhậm chức vào năm 2008. Chiếc điện thoại của ông được loại bỏ phần lớn các tính năng và tiện ích để nhường chỗ cho vô số các lớp mã hóa bảo mật. NSA không chịu tiết lộ liệu tổng thống có thể gửi email hay thậm chí nhắn tin bằng chiếc điện thoại đặc chế của mình hay không.
Theo tờ India Times, chiếc điện thoại này sau đó được thay thế bởi một mẫu nâng cấp của BlackBerry, được NSA phối hợp phát triển dành cho riêng tổng thống Mỹ. Chiếc điện thoại này được tích hợp phần mềm đặc biệt SecurVoice, phát triển bởi hãng công nghệ bảo mật The Genesis Key và các kỹ sư của BlackBerry. Phần mềm này có hai cấp độ an ninh, giữa điện thoại với điện thoại và giữa điện thoại với nhà mạng. Điện thoại của ông Obama sử dụng cấp độ an ninh thứ hai. Các cuộc gọi được chuyển đến máy chủ bảo mật và sau đó mới kết nối đến điện thoại.
Chiếc điện thoại BlackBerry của ông Obama được thiết kế đặc biệt để loại bỏ mọi rủi ro an ninh. (Ảnh: Reuters)
Chiếc điện thoại của ông Obama bị loại bỏ gần như mọi tính năng mà một tin tặc có thể lợi dụng khai thác được. Nó không có phần mềm chạy trò chơi và dường như cũng không có camera “tự sướng”. Nhiều khả năng điện thoại không còn chức năng nhắn tin thông thường mà được bổ sung các ứng dụng nhắn tin “siêu mã hóa”.
Theo India Times, chiếc BlackBerry của ông Obama chỉ được giới hạn gọi và nhận cuộc gọi từ khoảng 10 số điện thoại cùng sử dụng dạng thức mã hóa tương tự. Trong danh bạ “nghèo nàn” này có Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, chánh văn phòng tổng thống, một vài cố vấn cấp cao thân tín, thư ký báo chí, đệ nhất Phu nhân Michelle Obama và một vài thành viên gia đình.
Chiếc BlackBerry của ông Obama chỉ kết nối đến một bộ phát sóng “độc nhất vô nhị” và được bảo mật tuyệt đối. Quy trình này giúp giấu số IMEI của điện thoại tổng thống và ngăn không cho bất kỳ ai theo dõi được vị trí cuộc gọi. Cơ quan truyền thông liên lạc Nhà Trắng sẽ phải mang theo bộ phát sóng này ở bất kỳ nơi nào ông Obama đến. Bộ phát sóng bảo mật này cũng được tích hợp vào chiếc limousine và chuyên cơ Không lực 1 của tổng thống. Bộ phát sóng này được kết nối với đường truyền vệ tinh tối mật của Washington.
Không riêng gì tổng thống Mỹ, nhiều nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng điện thoại BlackBerry. Những fan hâm mộ quyền lực nhất của dòng điện thoại này có thể kể đến như Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đau đầu thiết kế điện thoại tổng thống
Danh bạ của ông Obama chỉ có khoảng 10 số điện thoại sử dụng cùng giao thức bảo mật có khả năng liên lạc. (Ảnh: Maclean)
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, cựu Giám đốc kỹ thuật NSA Richard George, kể lại: “Vấn đề này luôn làm đau đầu nhiều người, không ai muốn để bất cứ tính năng gì mà không được bảo mật”. Ông George là người rà soát các thuật toán, viết và thiết kế các sơ đồ cho chiếc BlackBerry của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Sau khi được ông Obama yêu cầu đặc chế một chiếc BlackBerry, NSA đã xây dựng một phỏng thí nghiệm với cả chục chuyên gia “giải phẫu” chiếc điện thoại trong nhiều tháng, cố tìm cách chế tạo một mẫu BlackBerry đặc biệt dành riêng cho tổng thống Mỹ. Mối quan tâm lớn nhất của các chuyên gia này là điều chỉnh lại các thành phần cấu tạo của chiếc BlackBerry, sao cho loại bỏ toàn bộ mọi rủi ro an ninh có thể bị khai thác.
Ông George cho biết: “Chúng tôi phải loại bỏ bất kỳ tính năng nào không cần thiết. Mọi tính năng của chiếc điện thoại đều có thể là cơ hội khai thác cho kẻ thù”. Theo cựu lãnh đạo của NSA, tổng thống chỉ muốn một chiếc điện thoại cho phép ông liên lạc với các cố vấn của mình.
Ông George cũng từng là thành viên tham gia thiết kế chiếc “Điện thoại Đỏ” nổi tiếng thế giới. Đây là điện thoại cung cấp cho tổng thống Mỹ đường dây bảo mật liên lạc trực tiếp với điện Kremlin tại Moscow. Ông kể lại: “Vấn đề là chúng tôi không muốn tích hợp thuật toán bảo mật tốt nhất mình có vào đường dây này. Bởi vì chúng tôi sẽ phải chia sẻ thuật toán với phía Nga”.
Thứ ám ảnh chúng tôi nhất là trường hợp đường dây bảo mật này… không hoạt động. ”Tôi không quá lo lắng nếu như tổng thống Mỹ mở điện thoại di động và nó không hoạt động. Chúng tôi cùng lắm chỉ bị mắng. Nhưng nếu ông ấy thực hiện một cuộc gọi trên đường dây nóng và nó không hoạt động…”.
Điện thoại tổng thống trước thời Obama
Trước thời ông Obama, phương tiện liên lạc bảo mật chủ yếu của các tổng thống là hệ thống STU-III
Ông Richard George không rõ liệu các đời tổng thống trước ông Obama có từng sử dụng điện thoại thông minh hay không.
Tuy nhiên, theo ông, nếu họ có điện thoại riêng thì cũng khó có khả năng họ tự mang điện thoại trong người. “Nó sẽ to như một cục gạch” - ông nói đùa. Theo ông George, nếu như cựu Tổng thống Bill Clinton hay George W. Bush có điện thoại di động đặc chế, chúng sẽ được mang bởi một thành viên trong đoàn tháp tùng của ông.
Theo ông George, lựa chọn liên lạc bảo mật của các đời tổng thống Mỹ từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000 là hệ thống STU-III (hoặc đơn vị điện thoại bảo mật). Hệ thống này tương tự như các điện thoại thông thường, nhưng được kết nối thêm một số đường dây điện thoại đặc biệt.
Nâng cấp công nghệ cho Nhà Trắng Bên cạnh các lý do an ninh đối với quyết định sử dụng mẫu điện thoại “lạc hậu” BlackBerry, Nhà Trắng cũng bị “hụt hơi” các tiêu chí công nghệ hiện đại một phần cũng do sự chồng chéo trong quản lý. Tờ IBTimes cho biết các công nghệ cho Nhà Trắng giám sát bởi đến bốn cơ quan: Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC), Văn phòng Tổng thống, cơ quan Mật vụ và Cơ quan Truyền thông Nhà Trắng. Tờ The New York Times cho biết bốn cơ quan này được giao trách nhiệm thiết lập mạng Internet, máy tính, mạng điện thoại và mua các phần mềm cho Nhà Trắng. Ông Obama đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách cho ra đời Cơ quan Kỹ thuật số Mỹ vào năm 2015. |
Theo PLO
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy