Dòng sự kiện:
Sớm đưa gói hỗ trợ dịch COVID-19 đến tay người lao động và doanh nghiệp ở Thanh Hóa
06/09/2021 06:24:08
Nhiều doanh nghiệp và người lao động đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19 kỳ vọng, gói hỗ trợ từ Nghị quyết 68 sẽ kịp thời hỗ trợ để họ vượt qua thời điểm khó khăn.

Nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Tại huyện Thọ Xuân, Công ty cổ phần Dịch vụ may xuất khẩu Xuân Lam là một trong những doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi từ Nghị quyết 68. Từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát, hợp đồng may gia công cho các đối tác bị cắt giảm. Nguồn nguyên liệu nhập về khan hiếm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ ngày 1/5/2021, công ty đã ngừng hoạt động do không có thêm đơn hàng mới khiến hơn 100 công nhân mất việc làm.

Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Song, để giữ chân người lao động, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cơ bản cho hơn 100 lao động. Do đó, doanh nghiệp đã được hỗ trợ vay vốn theo nghị quyết 68 với gói vay hơn 1 tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Thiệu, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ may xuất khẩu Xuân Lam cho biết, đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực, giúp doanh nghiệp có phương án phục hồi sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối tháng 7/2021, qua rà soát có 518 đơn vị không đủ điều kiện vạy vốn; 335 đơn vị không có nhu cầu vay. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn mới chỉ có 3 doanh nghiệp đang hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Trước đó, Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Do Thanh Hóa là một trong những tỉnh đang kiểm soát dịch COVID-19 tương đối tốt, số doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động không nhiều nên ít doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ. Tuy nhiên, chính sách vẫn còn thực hiện đến tháng 4/2022, do vậy, thời gian tới, nếu doanh nghiệp khó khăn có nhu cầu, nguyện vọng sẽ được hỗ trợ kịp thời, đúng tinh thần nghị quyết.

Đối với người lao động, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quyết định hỗ trợ các đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 68.

Theo đó, đối tượng hỗ trợ là những người làm một trong các công việc như: Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định; Bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở khác; Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm cố định; Bán lẻ vé số lưu động; Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du lịch; Cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ; Cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu.

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho biết, nếu dịch bệnh bùng phát, thời gian phong tỏa, cách ly xã hội kéo dài, thì việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sẽ gặp khó do nhiều quy trình, hồ sơ, thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động. Và việc yêu cầu trong thời gian ngắn sẽ tạo sức ép rất lớn lên đội ngũ cán bộ cơ sở trong điều kiện thiếu nhân lực và chất lượng không đồng đều.

Rút kinh nghiệm từ đợt chi trả hỗ trợ nhiều bất cập như năm 2020, để gói hỗ trợ lần này đến đúng đối tượng, công khai, minh bạch và nhất là không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, bà Hương cho rằng, quá trình thực hiện cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong từng quy trình, từng công đoạn thực thi chính sách.

Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nội dung chính sách đến các địa phương, người sử dụng lao động và người lao động; theo dõi, kiểm tra xuyên suốt quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ; nhanh chóng nắm bắt và tổng hợp các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe cho biết: 

Điểm 2, mục I Công văn số 2512/UBND-VX của UBND TPHCM về việc triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc hỗ trợ như sau:

2.1. Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

2.2. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP) chỉ được hưởng 01 chế độ hỗ trợ. Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

2.3. Đối tượng đồng thời đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND) thì chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất.

Đối tượng đã hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND, nếu đủ điều kiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP thì được hỗ trợ bổ sung cho bằng mức quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Điểm 8 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như sau:

8. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27.4.2021 đến ngày 31.12.2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Như vậy, trường hợp bạn đã được hưởng chính sách hỗ trợ ngừng việc theo gói hỗ trợ của Nghị quyết 68 thì khi đi cách ly y tế vẫn được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 Lương Diễn

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến