Tin liên quan
Xoay quanh thông tin sắp tới Bộ Tài chính sẽ vay thêm 1 tỷ đô la Mỹ nữa của Vietcombank với lãi suất có thể thấp hơn 3 - 4%/năm, chuyên gia tài chính Nguyễn Đức Độ cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, khi việc phát hành TPCP bằng VND liên tục bị thất bại, phương án vay bằng USD cũng cần được tính đến. Tuy nhiên, rủi ro tỷ giá là yếu tố phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Với NSNN, nếu VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD, lãi suất vay bằng USD ở mức 3 - 4% có thể là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Nhưng nếu VND mất giá tới 5%/năm so với USD, mức lãi suất 3-4% lại là quá cao.
Thậm chí, kể cả khi VND chỉ mất giá 2%/năm so với USD, mức lãi suất 3-4% có thể vẫn là cao, nếu lạm phát chỉ ở mức 0% và GDP danh nghĩa cũng như thu NSNN chỉ tăng trưởng khoảng 6-7%/năm.
Bộ Tài chính sẽ vay NH Vietcombank thêm 1 tỷ USD sau khi vay NHNN 30.000 tỷ đồng
Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến việc Bộ Tài chính khó huy động vốn bằng VND trong thời gian qua, cho dù đã tăng lãi suất?
Hiện nay, đa số các lý giải đều xoay quanh những giới hạn về quy mô TPCP mà các NHTM được phép nắm giữ do Thông tư 36 quy định hay về kỳ hạn phát hành TPCP theo Nghị quyết 78 của Quốc Hội. Tuy nhiên, có một yếu tố ít được nhắc tới, đó là khối lượng tín phiếu của NHNN trên thị trường.
Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã mua vào khoảng 30 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, đồng nghĩa với việc bơm ra thị trường khoảng 600 nghìn tỷ VND. Nhưng do VND có tốc độ quay vòng nhanh hơn USD, NHNN phải phát hành tín phiếu để hút VND về. Nếu lượng tín phiếu phát hành ra quá lớn, thị trường sẽ thiếu cả USD lẫn VND để tự điều tiết tỷ giá và lãi suất lúc cần.
Đó là chưa kể, khi các NHTM nắm giữ một lượng lớn tín phiếu của NHNN, họ có thể sẽ không muốn mua nhiều tín phiếu Kho bạc Nhà nước hay TPCP nữa. Còn nếu họ vẫn muốn nắm giữ những chứng khoán này, thì có nghĩa là thị trường tín dụng sản xuất không thật sự hấp dẫn do vấn đề nợ xấu. Lý do Thông tư 36 ra đời là để lái dòng tiền từ thị trường TPCP sang thị trường tín dụng.
Như vậy, dường như việc tăng dự trữ ngoại hối không hẳn là tốt ?
Các biến số kinh tế và các thị trường đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, nền kinh tế sẽ chỉ đạt được trạng thái ổn định, khi có sự cân bằng trên tất cả các thị trường.
Việc tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết, nhưng tốc độ tăng phải hợp lý và phải tính đến các tác động của chính sách này đến các biến số kinh tế khác cũng như các thị trường khác.
Dự trữ ngoại hối không phải là tài sản do NHNN làm ra, mà là nhờ in tiền để mua vào, nên về bản chất, đó chỉ là một khoản nợ.
Nếu thế, giải pháp trong thời gian tới là NHNN cần sẵn sàng trả lại USD cho thị trường, thu lại một phần tín phiếu đã phát hành và mua nhiều TPCP hơn?
Chúng ta hãy chờ đợi xem NHNN sẽ làm gì.
Xin cảm ơn ông!
Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy