Theo báo cáo Tiêu điểm kinh tế Khu vực Đông Nam Á (ĐNA) mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, kéo theo sự giảm tốc nhu cầu của Trung Quốc, có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của ĐNA, nhất là đối với những nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu và có kim ngạch xuất khẩu cao sang Trung Quốc như Singapore hay Malaysia.
Dấu hiệu giảm tốc xuất hiện
Trong quý III/2018, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ ở hầu hết các nền kinh tế ĐNA, khiến tăng trưởng GDP bình quân của khu vực giảm chỉ còn 4,8% so với cùng kỳ, so với mức 5,2% trong quý II/2018. Việt Nam là một ngoại lệ khi tăng trưởng GDP có thể đạt 6,9% trong cả năm nay do thu hút đầu tư FDI tiếp tục là nguồn hỗ trợ cho tăng trưởng của các lĩnh vực chế tạo, chế biến và xuất khẩu.
Dự báo tăng trưởng kinh tế các nước ĐNA theo báo cáo của ICAEW
Trong số các nền kinh tế ĐNA, Singapore dự kiến sẽ có mức giảm mạnh nhất, khi tăng trưởng GDP được dự báo sẽ giảm từ mức dự tính 3,3% của năm 2018 xuống còn 2,5% cho năm 2019 và có thể xuống mức 2,3% vào năm 2020. Tăng trưởng GDP của Malaysia được dự báo cũng có thể giảm từ mức dự kiến 4,8% năm 2018 xuống 4,5% năm 2019 và tiếp tục xuống 4,4% năm 2020, chủ yếu do chịu tác động của CTTM Mỹ - Trung.Bước sang năm 2019, tăng trưởng GDP toàn khu vực dự kiến sẽ chậm lại do nhiều nền kinh tế của khu vực có quy mô nhỏ, độ mở cao và lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi các mối liên kết trong chuỗi cung ứng cũng như lực cầu nội địa của Trung Quốc bị thắt chặt.
Ngược lại, các nền kinh tế như Indonesia, Philipines… sẽ ít bị ảnh hưởng nhất. Theo đó, dù dự kiến tăng trưởng sẽ giảm nhẹ trong năm tới nhưng theo báo cáo này, Việt Nam, Indonesia và Philippines vẫn nằm trong số 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào các thị trường này, đồng thời giúp tỷ giá ổn định dù dự kiến lãi suất sẽ tiếp tục tăng lên ở hầu hết các nền kinh tế phát triển. Nhìn tổng thể, báo cáo dự báo tăng trưởng GDP khu vực sẽ ở mức 5% trong năm 2019, giảm so với mức 5,3% dự kiến đạt được trong năm 2018.
Lực cầu trong nước giúp bù đắp phần nào
“Theo mô phỏng về tương quan thuế quan Mỹ-Trung (sử dụng Mô hình của Oxford Economics để tính toán ảnh hưởng của CTTM đến tăng trưởng GDP của các nước tính đến năm 2020), chúng tôi dự tính các nền kinh tế châu Á có quan hệ mật thiết nhất với Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều thách thức, chúng tôi dự tính ảnh hưởng lan tỏa của cuộc CTTM Mỹ -Trung sẽ còn lớn hơn nữa trong năm 2019, kéo theo dự báo tăng trưởng khu vực giảm xuống còn 5% cho năm 2019, dù tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu sẽ vẫn tương đối tích cực”, bà Sian Fenner - Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Chuyên gia kinh tế trưởng Oxford khu vực châu Á cho biết.
Cũng theo báo cáo này, dù trong bối cảnh triển vọng kém thuận lợi về xuất khẩu nêu trên nhưng tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ không bị sụt giảm quá mạnh nhờ sự bù đắp từ lực cầu trong nước. Trong đó, chính sách tài khóa nới lỏng sẽ là một sự hỗ trợ, cùng với chi tiêu tài khóa dự kiến sẽ ở mức cao hơn tại các nước như Indonesia, Thái Lan, Philippines trước các kỳ bầu cử sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2019.
Bên cạnh đó, chi tiêu hộ gia đình tăng lên hay tăng trưởng mạnh mẽ hơn của nhập khẩu để phục vụ các nhu cầu trong nước… cũng là những yếu tố có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy, tăng trưởng từ lực cầu trong nước ít khả năng có thể đạt được tốc độ cao như năm 2018, một phần vì hỗ trợ từ chính sách tiền tệ sẽ ít đi trong bối cảnh các NHTW khu vực có thể phải tiếp tục thắt chặt chính sách hơn trong năm tới. Như Indonesia và Philippines là hai nước tích cực nhất trong khu vực khi mỗi nước đã phải nâng lãi suất chính sách 175 điểm phần trăm nhằm hỗ trợ đồng nội tệ.
“Chúng tôi kỳ vọng NHTW các nước trong khu vực sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách lãi suất hơn trong năm 2019, nguyên nhân không phải do áp lực lạm phát tăng nhanh mà vì các cân nhắc và cẩn trọng về ổn định tài chính, dù đến từ việc Fed tăng lãi suất hay từ các yếu tố trong nước khác”, báo cáo nhận định.
Chia sẻ quan điểm này, ông Mark Billington - Giám đốc ICAEW khu vực ĐNA cho rằng: “Nguồn cầu trong nước dù khá khả quan trong năm nay nhưng sẽ khó đạt được tốc độ tăng vượt bậc như của năm 2018, một phần do ít hỗ trợ hơn từ chính sách tiền tệ.Cùng với sự giảm nhẹ về tăng trưởng xuất khẩu, chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của các nền kinh tế ĐNA sẽ giảm nhẹ trong năm sau do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hiện nay cùng với xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu”.
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy