Tin liên quan
Hành động của bà Cho khiến chuyến bay chậm chễ 11 phút. Truyền thông Hàn Quốc đã phản ứng dữ dội và cho rằng hành động của bà Cho là một ví dụ về “đặc ân” mà các gia đình đứng đầu các tập đoàn gia đình trị (Chaebol) nước này đang tự cho mình có quyền được hưởng.
Câu chuyện có lẽ không gây tiếng vang trên thế giới, nhưng đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nảy lửa tại Hàn Quốc. Bởi trung tâm của cuộc tranh cãi là mô hình công ty gia đình đặc trưng của Hàn Quốc, tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho đất nước này nhưng cũng đem lại những tai tiếng cho nền kinh tế củ nhân sâm không kém.
Có lẽ để hiểu được vì sao dư luận Hàn Quốc lại dữ dội như vậy, phải hiểu bản chất của các tập đoàn gia đình trị (Chaebol).
Chaebol là một mô hình của tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình tại Hàn Quốc, bao gồm một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ. Tại các Chaebol từ vị trí chủ tịch cho đến các giám đốc điều hành đều là thành viên trong một gia đình cho nên mô hình này còn được gọi bằng một cái tên ngắn gọn là “gia đình trị”.
“Bốn con rồng” châu Á bao gồm Huyndai, Samsung, SK và LG đã làm mưa làm gió tại đất nước này cũng như nổi danh trên thế giới. Bốn tập đoàn này đã tạo ra 90% tổng lợi nhuận của 30 tập đoàn đứng đầu Hàn Quốc năm 2013. Các nhà chức trách định nghĩa mỗi chaebol là một nhóm ít nhất 2 công ty được điều hành bởi một cá nhân hoặc thực thể kinh doanh và tổng tài sản ít nhất là 5 nghìn tỉ Won (tương đương 4,74 tỉ USD) .
Các chaebol nhận được trợ giúp từ chính phủ trong suốt quá trình chủ tịch Park Chung – hee bắt đầu quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ đất nước vào năm 1961. Bằng cách tập trung đầu tư nước ngoài vào một vài công ty, Hàn Quốc đã thực hiện quá trình hiện đại hóa với tốc độ nhanh đến mức nguy hiểm. Đất nước này đã lọt vào danh sách 20 nền kinh tế toàn cầu chỉ trong 4 thập kỷ. Trong giai đoạn đó, các tập đoàn chaebol chính là động cơ mà Seoul tạo ra để thúc đẩy cả quốc gia thoát khỏi đói nghèo đến với sự thịnh vượng. Một thời đây chính là các biểu tượng kinh tế của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cũng chính bởi quyền lực gần như bất khả xâm phạm của những người đứng đầu tập đoàn cùng với con cháu họ đã gây ra làn sóng bất bình trong xã hội Hàn Quốc nhiều năm nay.
Sự thành công của những công ty này đã từng là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc, quốc gia từng phải “khúm núm” giữa 2 người hàng xóm khổng lồ là Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên giờ đây câu hỏi đưa ra rằng liệu những công ty này với quy mô vươn ra tầm toàn cầu có còn hoạt động thực sự vì lợi ích của người dân Nam Triều Tiên nữa hay không.
Người dân lao động Hàn Quốc có độ tuổi lao động trẻ, hầu hết bọn họ cảm thấy bất hài lòng do không thể tham gia làm việc tại các tập đoàn lớn này. Những sinh viên của các trường đại học kể cả danh tiếng tại Hàn Quốc khi được khảo sát đều cho rằng các vị trí tại những tập đoàn chaebol đều đã được “xí chỗ”. Mối quan ngại về việc những gia đình giàu có này cứ tiếp tục giàu lên trong khi những giai tầng còn lại của Nam Triều Tiên vẫn tiếp tục chật vật với cuộc sống hàng ngày vẫn tồn tại.
Trở lại với việc con gái của tập đoàn Korean Air, trong khi giới chức Seoul tập trung liệu hành vi của bà Cho có ảnh hưởng đến an ninh hàng không, thì sự phẫn nộ của truyền thông Hàn Quốc lại tập trung vào thái độ của bà. “Công chúa” hay “tiểu thư” là biệt danh những người bình luận đặt cho bà Cho và họ coi đây là ví dụ điển hình của giới nhà giàu xuất thân từ những tập đoàn gia đình trị của hàn Quốc.
Trong vụ việc này, lời xin lỗi cuối cùng cũng được bà Cho đưa ra. Hình ảnh khá giống với việc một đứa con gây lỗi được cha mình hộ tống đi xin lỗi. Trước một số lượng lớn phóng viên, máy quay và ghi âm, bà Cho và ông chủ tập đoàn Korean Air đã cúi đầu xin lỗi. Vẫn chưa có thông tin về ảnh hưởng của vụ việc này tới tập đoàn hàng không toàn cầu trên.
Tuy nhiên, lời xin lỗi này có lẽ vẫn chỉ là lời cảnh cáo cho đế chế chaebol hùng mạnh tai Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu việc này có dẫn đến sự biến chuyển, khiến các chaebol cởi mở hơn không? Các vị trí lãnh đạo của các tập đoàn chaebol có “đất” dành cho công chúng tham gia nắm quyền thay vì cha truyền con nối như trước?
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy