Dòng sự kiện:
Tàu chở gỗ dăm vượt sông: Yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh xác minh
14/09/2015 08:23:36
ANTT.VN – Cục Hàng hải Việt Nam vừa gửi công văn hỏa tốc yêu cầu Cảng Vụ Hàng Hải Quảng Ninh xác minh và xử lý thông tin theo phản ánh của ANTT.VN về việc “Tàu chở gỗ dăm cơi nới ngang nhiên vượt sông” và “Hành trình của những con tàu nghìn tấn trên sông”.

Tin liên quan

Công văn hỏa tốc Cục Hàng hải Việt Nam gửi Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh yêu cầu xác minh, xử lý thông tin về tàu chở gỗ dăm cơi nới vượt sông trên ANTT.VN

Văn bản do Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam – Bùi Thiên Thu ký. Theo đó, Cục phó Cục Hàng hải Việt Nam nêu rõ: Theo thông tin phản ánh của báo An ninh tiền tệ và Truyền thông đăng ngày 29/7/2015 và ngày 27/8/2015 về “ Tàu chở gỗ dăm cơi nới ngang nhiên vượt sông” và “ Hành trình của những con tàu nghìn tấn trên sông”. Cục Hàng hải yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh khẩn trương thực hiện việc xác minh và xử lý thông tin theo phản ánh “Bất chấp nguy hiểm, vượt sông, vượt biển, những con tàu chở gỗ dăm này về “tụ họp” tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) trên báo An ninh tiền tệ điện tử ngày 27/8.

Đồng thời, báo cáo kết quả xử lý thông tin phản ánh nêu trên về Cục Hàng hải Việt Nam qua Phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải.

Trước đó, theo điều tra của ANTT.VN được nêu trong bài viết “Tàu chở gỗ dăm cơi nới ngang nhiên vượt sông”, tại bến Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) là nơi “đóng đô” của nhiều xưởng sản xuất gỗ dăm thành điểm tập kết và cung cấp đầu mối thành phẩm cho các tỉnh phía Bắc cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Để tận dụng trọng tải của các tàu, các chủ tàu đều cơi nới, nâng thành tàu cao lên khoảng 1m bằng nhiều thân gỗ nhỏ và dùng lưới vây quanh để chở dăm gỗ, việc chở gỗ dăm sơ sài, không có cơ quan chức trách kiểm soát.

Một số tàu chở gỗ dăm mà PV ghi nhận được trên bến Chi Nê như: Tàu NĐ 2844, tàu NĐ 2065, tàu TB 1727… bất chấp nguy hiểm cơi nới, chở gỗ dăm vượt sông.

Theo phản ánh trong bài viết “Hành trình “liều mạng” của những con tàu nghìn tấn trên sông”, tình trạng tàu chở gỗ dăm cơi nới không chỉ xuất hiện tại Hòa Bình mà còn hoạt động khá rầm rộ tại một số tỉnh như: Tuyên Quang, Phú Thọ… đi qua nhiều Cảng, Trạm trên sông Đà, sông Lô, sông Hồng nhưng chưa có cơ quan chức năng nào xử lý.

Dăm gỗ được coi là hàng rời, nên khi cơi nới cao xếp trên boong tàu không thể áp dụng biện pháp đảm bảo hàng hóa thành khối đặc, vững chắc, liên kết chặt chẽ với tàu nên rất hay bị xô, lệch, mất cân bằng khi có tác động của song, gió nên việc các con tàu được cơi nới, vượt sông, vượt biển là rất nguy hiểm.

Thiên Di – Trọng Cảnh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến