Tin liên quan
- Biển ghi chức danh Trưởng phòng của Hot girl Thanh Hóa bị gỡ bỏ
- Quan lộ thần tốc của 'hot girl' Thanh Hóa: Thêm bằng chứng thiếu trung thực
- Chủ tịch Thanh Hóa lên tiếng vụ 'quan lộ thần tốc' của nữ trưởng phòng Sở Xây dựng
- Thanh Hoá xem xét thông tin nữ trưởng phòng được bổ nhiệm 'thần tốc'
- Những dự án “khủng” của chủ đầu tư khu đô thị Bình Minh Thanh Hóa
Kỳ 1: CẤP NƯỚC QUÁ CHẬM, DUYỆT DỰ ÁN SIÊU NHANH
Trước khi các nhà thầu quốc tế vào đầu tư dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, vấn đề nước cho nhà máy hoạt động đã được tính toán, xem xét kỹ. Vai trò của tỉnh, của nhà đầu tư đã được Chính phủ quy định rõ. Vậy nhưng, tỉnh Thanh Hóa đã không thể thực hiện đúng kế hoạch, quy hoạch. Việc đầu tư một nhà máy nước mới đã và đang cho thấy có những dấu hiệu bất thường.
Chậm đưa nước thô về hồ Đồng Chùa
Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung tại quyết định (QĐ) số 1364/QĐ-TTg ngày 10.10.2007 với diện tích 18.611,8ha. Tại QĐ này, vấn đề nước được tính toán, quy định rõ: “Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2015 là 80.000m3/ngày đêm; đến 2025 là 140.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước lấy từ hồ Yên Mỹ (Như Thanh) sau đó bơm nước thô về hồ Đồng Chùa và hồ Kim Giao”.
QĐ của Thủ tướng cũng xác định “xây dựng các nhà máy nước tại hồ Đồng Chùa phục vụ cho phía đông nam QL 1A, công suất 90.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước tại hồ Kim Giao phục vụ phía tây QL 1A, công suất 50.000m3/ngày đêm; phía bắc được sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước của thị trấn Còng với công suất hiện tại 5.000 m3/ngày đêm được nâng lên 15.000 m3/ngày đêm”. Như vậy, nước cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được xác định do nhà máy nước tại hồ Đồng Chùa cung cấp.
Tại thông báo số 3982/TB-UBND ngày 22.9.2006, UBND tỉnh Thanh Hóa xác định: “hợp phần dẫn nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa do ngân sách tỉnh đầu tư”. Ngày 23.4.2007, UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đầu tư dự án dẫn nước thô với tổng mức ban đầu là 85 tỉ đồng cho tuyến cấp nước dài 22,23km, sau đó là 121,37 tỉ đồng. Gần 7 tháng tiếp theo, ngày 18.7.2008, UBND tỉnh Thanh Hoá lại ra QĐ số 2169/QĐ-UBND điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 121,37 tỉ đồng lên 150,8 tỉ đồng.
Tháng 2.2011, dự án cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, vừa tổ chức chạy thử lần 1, các ống cốt sợi thuỷ tinh từ trạm bơm tăng áp đến QL1A với chiều dài hơn 11km đã vỡ. Dự án thất bại, mục tiêu nhanh chóng đưa nước thô phục vụ cho KKT Nghi Sơn đã không thực hiện được. Ngay sau đó, hàng chục tỉ đồng khác đã được đầu tư sửa chữa, tháng 5.2014 đường ống dẫn nước theo thiết kế 30.000 m3/ngày đêm đưa vào sử dụng.
Theo kế hoạch, Thanh Hóa phải xây dựng đường ống dẫn nước thô với công suất 90.000 m3/ngày đêm về hồ Đồng Chùa nhằm đáp ứng đủ nước sạch cho dự án lọc hóa dầu chạy thử vào cuối năm 2016 và vận hành thương mại cuối năm 2017. Ngày 26.2.2016, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành QĐ số 669/QĐ-UBND duyệt dự án cấp nước thô công suất 90.000 m3/ngày đêm với kinh phí trên 1 nghìn tỉ đồng, trong đó chủ yếu là vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB - trên 871 tỉ đồng). Giao cho Cty TNHH MTV Sông Chu (Cty Sông Chu) làm chủ đầu tư.
Chỉ 3 tháng sau, ngày 20.5.2016, tại cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh nhận định dự án vay vốn ADB khó đáp ứng được nhu cầu về tiến độ nên phải có phương án dự phòng. Ngày 6.6.2016, Cty Sông Chu gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh lựa chọn nhà đầu tư mới và áp dụng hình thức đầu tư khác thay mình. Ngay sau đó, TCty TMCP đầu tư xây dựng Anh Phát (Cty Anh Phát) được lựa chọn là nhà đầu tư mới, không dùng nguồn vốn ADB. Dự án vay vốn ADB đổ bể. Như vậy, sau gần 10 năm, Thanh Hóa vẫn chưa hoàn chỉnh đường ống cấp nước thô, vẫn chưa đưa được nước thô từ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa theo kế hoạch.
Duyệt dự án siêu nhanh
Ngày 6.6, Liên danh TCty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát – Cty CP và Cty TNHH MTV Sông Chu có tờ trình lên UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư xây dựng đường ống dẫn nước thô đồng thời xây dựng nhà máy nước tại KKT Nghi Sơn.
Ngày 7.7, UBND tỉnh Thanh Hoá ra công văn đề xuất các sở, ngành liên quan tham mưu.
Ngày 8.6, Sở KHĐT tổng hợp ý kiến tham mưu của các sở ngành trình UBND tỉnh.
Ngày 10.6, Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đồng ý chủ trương đầu tư dự án trên. Cùng ngày 10.6, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (ảnh dưới).
Dự án "siêu nhanh" này có tổng mức đầu tư khoảng 1.119 tỉ đồng. Nguồn vốn tự có của liên danh Anh Phát – Sông Chu và vốn vay, huy động khác. Tháng 7.2016 sẽ khởi công giai đoạn 1 (xây dựng hệ thống cấp nước thô công suất 90.000m3/ngày đêm và nhà máy nước sạch công suất 30.000 m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 12.2016. Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy nước lên 60.000 m3/ngày đêm sẽ khởi công tháng 1.2017, hoàn thành tháng 6.2017. Thực tế đã cho thấy thời gian 5 tháng cho việc xây dựng nhà máy nước nghìn tỉ là điều không tưởng: đến lúc này (tháng 3.2017) dự án vẫn chỉ... ngổn ngang sắt thép (ảnh dưới)
Xung quanh dư luận lùm xùm, dị nghị về "dự án siêu nhanh" này, ông Lê Thanh Hà – Phó Trưởng BQL KKT Nghi Sơn cho rằng, do toàn bộ hồ sơ đầu tư hệ thống cấp nước của Cty Sông Chu được sử dụng lại nên không cần tổ chức đấu thầu, không cần thực hiện đánh giá tác động môi trường… Tuy nhiên, đó là hồ sơ cho hệ thống đường ống cấp nước, còn nhà máy nước sạch, ông Hà không trả lời.
ANTT.VN sẽ tiếp tục thông tin...
Hoàng Xuân
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy