Xu hướng hồi phục kỹ thuật trong 2 tuần qua đang có dấu hiệu chững lại bởi sự đe dọa của phiên điều chỉnh hôm qua. Điểm đáng chú ý, đây là phiên thứ 4 liên tiếp thị trường không vượt qua mốc tâm lý quanh ngưỡng 1.300 điểm và thanh khoản vẫn ở mức thấp, dưới ngưỡng 15.000 tỷ đồng/phiên, điều này có thể gây nên hiệu ứng lo sợ khiến áp lực bán tăng lên.
Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index có tín hiệu đảo chiều trong ngắn hạn bởi mô hình nền giảm giá “Bearish Engulfing”. Hơn nữa, mẫu hình đảo chiều này xuất hiện ở ngưỡng 38,2% Fibonacci retracement từ mức đỉnh và đáy trong đợt giảm mạnh vừa qua. Đây là những tín hiệu cho thấy áp lực bán có thể tiếp tục duy trì cao trong các phiên tới.
Tuy nhiên, CSI hay một số công ty chứng khoán khác vẫn giữ nguyên kỳ vọng VN-Index vẫn đang trong sóng hồi kỹ thuật với ngưỡng kháng cự 1.315-1.330 điểm.
Quay lại phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 3/6, thị trường duy trì trạng thái không mấy tích cực khi áp lực bán vẫn chiếm ưu thế khiến sắc đỏ là màu chủ đạo trên bảng điện tử.
Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu trong gần 1 giờ giao dịch với thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE sau khoảng 45 phút chỉ đạt hơn 2.300 tỷ đồng.
Trong khi các nhóm trụ cột chính như ngân hàng biến động phân hóa nhẹ, chứng khoán và bất động sản chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ, thì nhóm cổ phiếu phân bón tiếp tục là điểm sáng của thị trường.
Phiên hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:117, cổ phiếu DGC đã thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu. Và ngay khi mở cửa phiên giao dịch, cổ phiếu DGC đã tăng kịch trần lên mức giá 115.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 0,3 triệu đơn vị cùng lượng dư mua trần hơn 2,6 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, cặp đôi DPM và DCM đều đang tăng hơn 2% với thanh khoản thuộc top 5 thị trường khi khớp trên dưới 2 triệu đơn vị.
Áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và VN-Index lùi sâu hơn về vùng giá 1.280 điểm.
Chốt phiên, sàn HOSE có 97 mã tăng và 336 mã giảm, VN-Index giảm 8,11 điểm (-0,63%), xuống 1.280,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 237 triệu đơn vị, giá trị 6.518,93 tỷ đồng, giảm 11,3% về khối lượng và 20,92% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,32 triệu đơn vị, giá trị 741,44 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu GAS tiếp tục là điểm sáng khi nhanh chóng lấy lại đà tăng tốt sau phiên điều chỉnh hôm qua. Chốt phiên sáng nay, cổ phiếu GAS tăng 3,2% lên 122.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 1,57 triệu đơn vị, vượt xa mức thanh khoản cả phiên giao dịch hôm qua.
Bên cạnh đó, với thông tin chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 ngay sau khi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% đã giúp MWG tiếp tục nóng lên khi tăng 2,4%, chốt phiên sáng tại mức 151.200 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Ngoài ra, trong nhóm VN30 còn có SAB tăng 2% lên mức 156.000 đồng/CP, các mã HPG, ACB và PLX tăng nhẹ trên dưới 0,5%.
Tuy nhiên, cũng như thị trường chung, sắc đỏ trong nhóm VN30 vẫn là chủ đạo và là nhân tố chính khiến VN-Index giật lùi khi hầu hết đều có mức giảm trên 1%, đáng kể mã lớn VHM giảm 1,7%, MSN, VIC, VNM giảm 1%...
Đáng chú ý, dòng bank tiếp tục là lực cản chính với HDB giảm sâu nhất khi để mất 2,7%, CTG giảm 2,5%, STB giảm 2,1%, TPB giảm 2%... Các mã khác trong ngành cũng chủ yếu giao dịch dưới mốc tham chiếu, chỉ còn duy nhất ACB nhích nhẹ 0,2% và VPB đứng giá tham chiếu.
Nhóm chứng khoán cũng không khả quan hơn khi sắc đỏ bao trùm toàn ngành, dù biên độ giảm không quá lớn, chủ yếu trên dưới 1%. Trong đó, SSI chỉ giảm 0,2% xuống 28.950 đồng/CP và khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 7,52 triệu đơn vị; còn HCM giảm 0,4% xuống 23.200 đồng/CP và khớp hơn 1,88 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thép khả quan hơn với HPG tăng 0,9% lên 33.450 đồng/CP, HSG nhích nhẹ 0,2% lên 21.700 đồng/CP, NKG tăng 2,4% lên 23.700 đồng/CP, SMC tăng 1,7% lên 26.200 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhóm phân bón vẫn duy trì đà tăng. Cụ thể, DPM tăng 2,4% lên 63.000 đồng/CP và khớp hơn 3,57 triệu đơn vị, DCM tăng nhẹ 0,5% lên 39.000 đồng/CP và khớp 3,89 triệu đơn vị; BFC tăng 2,1% lên 31.600 đồng/CP; trong khi DGC vẫn giữ sắc tím với lượng dư mua trần lên tới 2,72 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng trong xu hướng chung, trong đó HAG giảm 2,9% xuống mức giá thấp nhất trong phiên 8.640 đồng/CP và thanh khoản thuộc top 3 với khối lượng khớp lệnh đạt 5,79 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, lực bán gia tăng và lan rộng cuối phiên trong khi lực cầu khá yếu khiến HNX-Index dừng chân ở vùng giá thấp nhất.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 56 mã tăng và 131 mã giảm, HNX-Index giảm 2,96 điểm (-0,95%), xuống 308,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,77 triệu đơn vị, giá trị 821,21 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
Nhóm HNX30 chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh nhưng mức tăng đều chưa tới 1% là CEP, LAS và DDG.
Ngoài ra còn có 3 mã là PVS, TAR và VC3 đứng giá tham chiếu, còn lại đều mất điểm. Trong đó, LHC giảm mạnh nhất là 3,7%, VNR giảm 3,5%, DTD giảm 3%, SHS giảm 2,2%, IDC giảm 1,5%...
Cổ phiếu HUT cũng quay đầu mất điểm sau những phiên tăng vọt. Chốt phiên, HUT giảm 2,5% xuống mức 31.800 đồng/CP và khớp hơn 1,98 triệu đơn vị.
Về thanh khoản, bộ 3 gồm PVS, SHS và CEO dẫn đầu thanh khoản thị trường với khối lượng khớp lệnh tương ứng đạt 5,8 triệu đơn vị, gần 3,5 triệu đơn vị và 2,53 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp ACM và BII thuộc top có thanh khoản tốt của thị trường, đạt 1,3-1,5 triệu đơn vị, nhưng chốt phiên đều nằm sàn.
Trên UPCoM, sau hơn nửa phiên rung lắc thị trường cũng lùi sâu hơn về dưới tham chiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,51%), xuống 93,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 33,42 triệu đơn vị, giá trị 612,48 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,58 triệu đơn vị, giá trị 43,1 tỷ đồng.
Cổ phiếu dầu khí BSR điều chỉnh nhẹ khi giảm 0,4% xuống mức 27.600 đồng/CP, nhưng thanh khoản vượt trội khi khớp xấp xỉ 10,9 triệu đơn vị. Trong khi đó, OIL cũng giảm 3,4% xuống vùng giá thấp gần nhất trong phiên 14.300 đồng/CP và khớp hơn 0,93 triệu đơn vị.
Cổ phiếu nhỏ PVX có thanh khoản chỉ thua BSR, đạt hơn 2,2 triệu đơn vị nhưng kết phiên cũng giảm mạnh 7,5% xuống mức giá thấp nhất 4.900 đồng/CP.
Cổ phiếu C4G cũng trong xu hướng chung khi giảm 4% xuống mức giá 14.300 đồng/CP và khớp hơn 1,4 triệu đơn vị.
Điểm đáng chú ý là KHB tăng kịch trần ngay từ đầu phiên, lên mức 2.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 0,87 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1,3 triệu đơn vị.
Tác giả: T.Thúy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy