Dòng sự kiện:
Thanh toán không dùng tiền mặt đẩy lùi nạn kinh doanh hóa đơn trái phép
01/11/2018 08:05:49
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cho biết như vậy tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 31/10.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) về giải pháp của Bộ Tài chính như thế nào khi tình trạng kinh doanh không xuất hóa đơn VAT vẫn phổ biến, dẫn tới người tiêu dùng chịu thiệt, Nhà nước thất thu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ đã cùng cơ quan công an phát hiện không ít vụ việc cá nhân lập doanh nghiệp ma, lợi dụng buôn bán hoá đơn; ngoài ra còn tình trạng bán hàng không xuất hoá đơn, kê khai, nộp thuế.

"Nền kinh tế sử dụng quá nhiều tiền mặt, vì thế phải đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt hơn nữa, sẽ góp phần đẩy lùi thực trạng này", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Về thể chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010 quy định hóa đơn cung ứng hàng hóa dịch vụ và Nghị định 109/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá phí, lệ phí và hóa đơn… Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018 quy định về hóa đơn điện tử….

Về thể chế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010 quy định hóa đơn cung ứng hàng hóa dịch vụ và Nghị định 109/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá phí, lệ phí và hóa đơn… Bộ cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018 quy định về hóa đơn điện tử….

Về giải pháp khắc phục tình trạng mua bán không xuất hóa đơn, Bộ trưởng cho biết, bên cạnh việc tăng cường công tác thanh kiểm tra; Bộ cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về việc mua hàng hóa phải được cung cấp hóa đơn…

Thực tế nền kinh tế Việt Nam vẫn sử dụng quá nhiều tiền mặt. Bộ Tài chính sẽ phối hợp Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh thanh toán không dung tiền mặt; triển khai đồng bộ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, hóa đơn điện tử.

Liên quan tới tình trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước không đấu giá đất trước cổ phần hoá, gây thất thoát vốn Nhà nước, đại biểu Quách Thế Tản (Hoà Bình) chất vấn Bộ trưởng về vấn đề này.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trước năm 2011, đất thuê phải tính giá trị, vị trí, giá thuế. Từ năm 2013, tính tiền thuê đất theo sát giá trị thị trường, doanh nghiệp phải nộp ngân sách phần chênh lệch.

Việc quản lý chặt chẽ về đất đai trong quá trình cổ phần hóa thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa, lợi dụng việc di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126, khi chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được xem xét trước thời điểm cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa, đất phải được sử dụng đúng theo phương án đã phê duyệt. Nếu doanh nghiệp chuyển đổi phải thu hồi và đấu giá theo quy định. Việc quản lý đất đai của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa rất hệ trọng. Dù doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước hay thành phần khác khi chuyển đổi vẫn phải thu hồi đấu giá.

Bộ trưởng cũng thừa nhận việc vừa qua có một số trường hợp không đấu giá, khiến dư luận tâm tư.

"Việc quản lý đất đai có ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh nghiệp hay không, tôi xin trả lời là không", Bộ trưởng Tài chính khẳng định. Ông cho biết Nghị định 126 đã nêu rất rõ địa phương nơi doanh nghiệp cổ phần hóa phải phê duyệt phương án sử dụng đất. Một số doanh nghiệp sử dụng đất đai ở nhiều địa phương nên còn gây ra những khó khăn. Do đó cần phải có sự vào cuộc của các cấp, cấp ngành.

Khánh Linh (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến