Hiện trạng đáng báo động
Có hai dạng bạo lực khác nhau đối với trẻ em (theo Liên Hiệp Quốc xác định là các đối tượng từ 0-18 tuổi): bị gia đình và người chăm sóc ngược đãi từ 0-14 tuổi và bạo lực xảy ra trong các môi trường cộng đồng đối với thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi. Các dạng bạo lực khác nhau có thể được ngăn chặn bằng cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản và các nguy cơ tiềm ẩn riêng biệt.
Một báo cáo mới có tựa Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em công bố cuối tháng 9 vừa qua cho hay, trên toàn cầu, có 3/4 trẻ em bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, từ các hành động hành hạ về thể xác đến bị bắt nạt, bỏ rơi, hãm hiếp và giết hại. Riêng tại Trung Quốc, 70% trẻ em phải chịu đựng hình phạt về thân thể ngay tại nhà, trong khi 30% bị bắt nạt ở trường.
Khoảng 1.7 tỷ trẻ em trải qua bạo lực giữa các cá nhân với nhau trong năm 2014. Điều này bao gồm 55 triệu trẻ em gái vị thành niên 15-19 tuổi - bị bạo lực thân thể từ 15 tuổi đi; 18 triệu trẻ gái cùng độ tuổi trên bị lạm dụng tình dục và 100.000 trẻ em bị giết hại. Đáng chú ý, do sự khó khăn khi thống kê số liệu, sự lo sợ và kì thị ở trẻ em cũng chưa được ghi lại đầy đủ.
Tất cả các hành vi bạo lực đối với trẻ em và đặc biệt là ngược đãi trẻ em xảy ra trong 10 năm đầu đời đều kéo theo hệ lụy và là một nguy cơ chính dẫn tới các hình thức bạo lực và các vấn đề sức khoẻ khác trong cuộc sống.
Ví dụ, một nghiên cứu của WHO ước tính rằng hệ lụy suốt đời về việc lạm dụng tình dục đối với trẻ em chiếm khoảng 6% số trường hợp trầm cảm, 6% lạm dụng rượu/ma túy, 8% các vụ tự sát, 10% rối loạn, hoảng loạn và 27% căng thẳng hậu chấn thương.
Các nghiên cứu khác liên quan đến lạm dụng thể chất trẻ em, lạm dụng tình dục và các hành vi lạm dụng tinh thần khác sẽ dẫn tới việc hút thuốc quá mức, rối loạn ăn uống và hành xử tình dục quá mức – điều có liên hệ với một số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, bao gồm ung thư và rối loạn tim mạch.
Cần phải hành động
Bạo lực đối với trẻ em diễn ra ở mức thấp tại các nước đã cam kết thực hiện chương trình phát triển ưu tiên cho sức khoẻ và giáo dục trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em gái. Các nước đang phát triển cần giải quyết vấn đề này và không phải đợi cho đến khi họ giàu có.
Chìa khóa của vấn đề là thừa nhận rằng bạo lực không phải là vấn đề riêng tư: các chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ quyền của công dân, kể cả trẻ em.
Theo WHO, trẻ em bị ngược đãi bởi gia đình và người chăm sóc có thể được ngăn ngừa bằng cách: giảm việc mang thai ngoài ý muốn; giảm mức độ cồn và sử dụng trái phép chất ma túy trong thời kỳ mang thai; giảm mức độ cồn và sử dụng ma túy bất hợp pháp của gia đình mới; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ trước và sau khi sinh; cung cấp các dịch vụ khám bệnh tại nhà với các y tá chuyên nghiệp và nhân viên xã hội cho các gia đình – nơi trẻ em có nguy cơ bị ngược đãi cao; đào tạo, cung cấp kiến thức cho gia đình về sự phát triển của trẻ, kỷ luật không bạo lực và các kỹ năng giải quyết vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Đối với dạng thức thứ hai, bạo lực liên quan đến trẻ em trong các môi trường cộng đồng có thể được ngăn ngừa thông qua: các chương trình làm phong phú trải nghiệm sống cho trẻ trước tuổi đến trường để trẻ em có sự chuẩn bị tốt để tiếp nhận chương trình giáo dục; đào tạo kỹ năng sống;hỗ trợ thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị bạo lực hoàn thành giáo dục; giảm khả năng tiếp cận với chất cồn thông qua việc ban hành và thực thi các luật về cấp phép rượu, thuế và giá cả và hạn chế tiếp cận với vũ khí nóng.
Đồng thời, các quốc gia cũng cần nâng cao hiệu quả chăm sóc y tế trước khi nhập viện và cấp cứu sẽ làm giảm nguy cơ tử vong, thời gian phục hồi và mức độ ảnh hưởng về thể chất và tinh thần do bạo lực.
Kinh nghiệm của Thụy Điển cho thấy đầu tư vào khu vực nghèo và dễ bị tổn thương của xã hội là một sự đầu tư cho sự phát triển kinh tế và sự gắn kết xã hội tốt hơn. Vì vậy, thúc đẩy quyền của trẻ em là một sự đầu tư cho thế hệ tiếp theo. Thụy Điển sử dụng cách tiếp cận dựa vào quyền lợi để bảo vệ trẻ em, đảm bảo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em được tuân thủ mọi lúc mọi nơi.
Sau một số vụ việc bạo hành trẻ em tại trường học gần đây, Trung Quốc cuối tháng 11 đã khởi động một chiến dịch thanh kiểm tra trên toàn quốc đối với các trường mẫu giáo nhằm đánh giá hành xử của giáo viên đối với trẻ em. Theo số liệu năm 2016, có hơn 230.000 trường mẫu giáo trên toàn Trung Quốc.
Tại Campuchia, chính phủ nước này cũng đã khởi động một chiến dịch năm năm và thành lập một ủy ban chuyên trách nhằm xóa sổ bạo lực trẻ em tại gia đình và trường học.
Ủy ban này bao gồm đại diện từ 13 bộ, và theo quan chức cấp cao thuộc Bộ Quan hệ xã hội Campuchia Khiev Borey, “Giải pháp đối với bạo lực trẻ em cần sự phối hợp và cam kết từ mọi bộ của chính phủ và các cơ quan địa phương, cũng như các đối tác phát triển và xã hội dân sự.”
Theo Tổ Quốc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy