Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cập nhật thông tin về tình hình công nhận vận hành thương mại (COD) với các nhà máy điện gió, tính đến ngày 30/9/2021.
Theo đó, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là 5655,5 MW.
Theo thông tin cập nhật cho thấy, tính đến đến ngày 30/9/2021 đã có một số nhà máy điện gió với mức công suất cụ thể đã được công nhận vận hành thương mại (COD) như sau:
Như vậy, trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5655,5 MW đăng ký thử nghiệm COD thì đến cuối tháng 9/2021, đã có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.
Phía EVN cho biết, sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận vận hành thương mại (COD) các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 30/9, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian vừa rồi, Cục nhận được khá nhiều đề xuất của UBND các tỉnh, chủ đầu tư với nhiều lý do khác nhau không kịp tiến độ để hưởng giá FIT. Lý do chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chậm tiến độ các dự án.
Theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ, sau ngày 31/10/2021, cơ chế giá FIT cho điện gió sẽ hết hạn, Bộ Công Thương có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.
“Chúng tôi đang khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ với các dự án điện gió trong thời gian tới, theo hướng phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật giá, Luật Điện lực. Trong tương lai, lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu, việc xác định giá sẽ trên nguyên tắc thương thảo giữa chủ đầu tư và bên mua điện theo khung giá Bộ Công Thương quy định", ông Dũng thông tin.
Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng khẳng định, trong cơ chế đang xây dựng có xem xét các dự án thực hiện dở dang và có thể không kịp vận hành trước ngành 31/10/2021 để xử lý trên nguyên tắc chi phí vận hành nhà máy chủ đầu tư thương thảo với bên mua điện.
Theo Quyết định 39/2018, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh và trên bờ là 8,5 cent một kWh, chưa gồm thuế VAT, áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy