Thanh khoản trên thị trường gia tăng rõ nét và cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất. (Ảnh minh họa: Vietnam+)
Sau hai tuần giảm điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán đã có sự hồi phục rõ nét với mức thanh khoản gia tăng và cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất.
Thị trường kết thúc tuần giao dịch, VN-Index ghi nhận mức tăng 14,8 điểm (+1,6%) lên 969,33 điểm và HNX-Index nhích nhẹ 1,06 điểm (+0,6%) lên 190,87 điểm.
Phiên giao dịch có biên độ lớn nhất trong lịch sử
Theo thống kê từ Công ty chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), giá trị giao dịch trên HoSE đạt 58.720 tỷ đồng với khối lượng tương ứng 3.857 triệu cổ phiếu, tăng lần lượt 11,4% và 24% lên so với tuần trước đó.
Bên cạnh đó, giá trị giao dịch trên HNX tăng 2,3% so với tuần trước đó với giá trị 4.638 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 37,7% với 434 triệu cổ phiếu.
Sau 2 tuần giảm điểm mạnh liên tiếp VN-Index đã có tuần phục hồi 15 điểm (+1.57%) với khối lượng giao dịch khá tốt (cao hơn trung bình 20 tuần gần nhất). Đặc biệt trong tuần, phiên giao dịch ngày 16/11 - thị trường đảo chiều ấn tượng với biên độ hồi phục từ đáy trong phiên lên tới 70 điểm, đây là phiên giao dịch có biên độ lớn nhất trong lịch sử.
Thị trường hồi phục trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều hồi phục.
Trong đó, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất trong tuần qua với mức tăng 5,7% giá trị vốn hóa. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nhóm ngành thép hồi phục mạnh với các đại diện như HPG (+22,8%), HSG (+11%), NKG (+7,6%)...
Diễn biến giao dịch trong tuần theo ngành:
(Nguồn: SHS)
Bên cạnh đó, nhóm tài chính tăng mạnh thứ hai với 4,6% giá trị vốn hóa, trong đó nhóm chứng khoán phục hồi khá tốt với các cổ phiếu SSI (+15,2%), HCM (+4,8%), VND (+13,3%), SHS (+9,4%)... và nhóm ngành bất động sản với các mã VHM (+8,7%), VIC (+20,8%), DIG (+2,1%), NLG (+11,1%), KDH (+9,4%)...
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí giảm mạnh nhất thị trường khi mất đi tới 9,5% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm này là BSR (-14%), OIL (-10,1%), PVD (-11,9%), PVS (-13,2%), PLX (-7,7%)... Các ngành có mức giảm nhẹ khác là dịch vụ tiêu dùng (-1,5%), công nghệ thông tin (-2%), tiện ích cộng đồng (-0,6%), công nghiệp (-0,1%).
Khối ngoại mua ròng 5.155 tỷ đồng
Trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước duy trì quan điểm thận trong, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng tuần thứ hai liên tiếp trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 5.155 tỷ đồng. Cụ thể, mã STB được mua ròng nhiều nhất với 50 triệu cổ phiếu. Tiếp đến là mã HPG và SSI, lần lượt 46,2 triệu và 26,4 triệu cổ phiếu. Trong khi, mã MBB là bị bán ròng nhiều nhất với 5,7 triệu cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đình Thắng, chuyên viên phân tích của SHS cho biết trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 12/2022 đang thấp hơn so với chỉ số cơ sở VN30 với mức chênh -8,2 điểm.
“Điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang nghiêng về khả năng thị trường có thể điều chỉnh xuống trong tuần giao dịch tới,” ông Thắng đánh giá.
Theo ông Thắng, việc VN-Index chốt tuần ở mức 969.33 điểm cho thấy chỉ số này đang dần vượt xa trên ngưỡng hỗ trợ của kênh giá và tâm lý 900 điểm. Tuy nhiên theo phân tích kỹ thuật, VN-Index vẫn chưa phá vỡ đường kháng cự để thoát khỏi xu thế điểm chỉnh giảm để kéo dài và nối các đỉnh giá cao nhất các tháng 8 - 9 - 11 cho đến nay.
“Hiện, VN-Index đã tiệm cận kênh này với đà hồi phục mạnh mẽ trong 3 phiên cuối tuần. Từ đó có thể hy vọng VN-Index sẽ phá vỡ xu hướng giảm cũ và chuyển trạng thái sang vận động tích cực hơn (VN30 cũng có xu hướng vận động tương tự),” ông Thắng nói.
Xét ở góc độ trung hạn, ông Thắng chỉ ra từ tháng 8/2022 đến nay, thị trường chứng khoán đã điều chính khá sâu và hiện tại điểm số VN-Index đã về tương đương thời điểm trước đại dịch COVID-19 (là giai đoạn thị trường tích lũy cạn kiệt tin cậy trước con sóng lớn trong giai đoạn 2020-2022). Và, vùng điểm số hiện tại 900 – 1.000 điểm có thể đem lại hy vọng thị trường sẽ ngừng đà giảm và bắt đầu chu kỳ tích lũy, hồi phục trở lại.
Quan điểm từ nhóm phân tích của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) chỉ ra VN-Index ghi nhận một tuần hồi phục với áp lực bán chủ động (rất lớn xuyên suốt cả tuần) nhưng cùng với đó lực cầu bắt đáy tham gia vào thị trường cũng rất đáng kể. Đáng lưu ý là trong những nhịp giảm sâu trong các phiên, khiến thanh khoản ghi nhận sự cải thiện thể hiện qua giá trị và khối lượng giao dịch tăng khá mạnh so với bình quân những tuần trước.
Theo nhóm phân tích của VCBS, nhịp hồi phục kể từ giữa tuần giao dịch vừa qua đã phần nào “xoa dịu” nỗi âu lo trong lòng nhà đâu tư và tâm lý cũng được củng cố bởi sự cải thiện về thanh khoản.
Ở góc nhìn kỹ thuật, báo cáo của VCBS kỳ vọng VN-Index sẽ dao động tích lũy với biên độ biến động thu hẹp dần trong tuần tới, qua đó ổn định mặt bằng giá mới cũng như chính thức tạo đáy ở khung đồ thị tuần.
Tuy nhiên, trong kịch bản xấu - nếu VN-Index tiếp tục quán tính và xuyên thủng vùng hỗ trợ 900-950 vừa được thiết lập thì sẽ là tín hiệu sẽ rất xấu. Do vậy, VCBS kiến nghị nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp phục hồi hiện tại của thị trường để giao dịch “lướt sóng” ngắn hạn với các cổ phiếu vừa bước vào nhịp phục hồi trong một vài phiên vừa qua, trong đó chú ý nhiều hơn tới nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ.
“Bên cạnh đó, tỷ trọng cổ phiếu vẫn chỉ nên chiếm khoảng 20 - 30% tài khoản và hạn chế sử dụng đòn bẩy trong giai đoạn này đồng thời nhà đầu tư cũng cần bám sát diễn biến giá trong các phiên để kịp thời hạ tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index bất ngờ rơi mạnh xuống dưới vùng 900 điểm” nhóm phân tích của VCBS khuyến nghị.
Ngoài ra, ông Thắng chỉ ra một số tín hiệu khác trên thị trường đang khá tích cực, như sự trở lại mua ròng mạnh mẽ từ khối ngoại giúp nhiều cổ phiếu trụ cột như VCB, BID, VIC, GAS, HPG... đã bắt đầu có những biến động tích cực hơn so với thị trường.
“Điều này phát ra tín hiệu sớm rằng các cổ phiếu đầu ngành có thể tích lũy lại và chuyển sang giai đoạn tăng giá tiếp theo sớm hơn thị trường và xu hướng đó sẽ lan tỏa dần ra các cổ phiếu khác để giúp thị trường bước vào tích lũy và hồi phục,” ông Thắng nói.
Mặc dù giai đoạn hiện tại VN-Index vẫn đang trong kênh điều chỉnh giảm và tiếp tục sẽ có những biến động mạnh (rơi sâu và có những đợt hồi phục mạnh) nhưng nhóm phân tích của SHS vẫn kỳ vọng thị trường sẽ dần cân bằng và chặt chẽ trở lại (biên độ dao động hẹp với khối lượng giao dịch thấp) trong thời gian tới để tích lũy cho một chu kỳ hồi phục mới./.
Tác giả: Hạnh Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy