Theo thống kê của VietTimes, trong 20 năm qua (2003 – 2022), số lần tăng/giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch là ngang bằng nhau, với 10 phiên tăng và 10 phiên giảm.
Đối với tuần giao dịch đầu tiên của năm mới (5 phiên), xác suất để VN-Index tăng điểm cũng là 50%. Tuy nhiên, nếu tính trung bình mức tăng của 20 năm qua, VN-Index đã tăng 1,39% vào tuần đầu tiên sau Tết.
Phiên giao dịch đầu tiên của năm mới ghi nhận mức tăng mạnh nhất vào năm 2010, khi VN-Index tăng 22,28 điểm (+4,5%) lên 517,05 điểm. Xếp thứ hai là năm 2022 với mức tăng 27,3 điểm (+1,82%) lên 1.525,58 điểm.
Ở chiều ngược lại, mức giảm mạnh nhất trong phiên giao dịch đầu tiên sau Tết Dương lịch thuộc về năm 2007, khi VN-Index giảm 10,5 điểm (-1,4%) xuống 741,27 điểm.
Dù vậy, kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2007, VN-Index tăng 73,34 điểm (+9,76%) lên 825,11 điểm – mức tăng mạnh nhất trong số 20 tuần giao dịch đầu tiên của năm mới trong giai đoạn 2003-2022.
Trái lại, tuần giao dịch đầu tiên của năm 2008 là tuần VN-Index bị điều chỉnh mạnh nhất, giảm 33,28 điểm (-3,59%) xuống 893,74 điểm. Tiếp đến là tuần giao dịch đầu tiên của các năm 2012 và 2016 với mức giảm lần lượt là 12,23 điểm (-3,48%) và 18,98 điểm (-3,28%).
Có thể thấy rằng, số lần tăng/giảm điểm của VN-Index trong phiên giao dịch đầu tiên và tuần giao dịch đầu tiên của năm mới là ngang bằng nhau, song biên độ của các phiên tăng điểm lớn hơn nhiều so với các phiên giảm.
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu năm mới 2023 diễn biến ra sao?
Khối nhà đầu tư ngoại vẫn duy trì mua ròng 497 tỉ đồng trên sàn HOSE, tập trung vào các cổ phiếu STB, BCM, HPG, DGC, VHC… Ở chiều ngược lại, họ bán ròng BID, PDR, VIC, NVL, TVS…
VN-Index 'chốt' năm 2022 ở mức 1.007,09 điểm
Với diễn biến của phiên giao dịch chốt năm 2022, CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng VN-Index đã xác nhận nhịp giảm điều chỉnh khi đóng cửa thấp hơn giá trị tuần trước đó và thấp hơn vùng tích lũy ngắn 1.010 điểm.
Theo TVSI, thị trường đang trong giai đoạn tạo đáy 2 trung hạn với xu hướng giảm điểm chiếm chủ đạo. Đà giảm chỉ kết thúc khi VN-Index đóng cửa tăng vượt 1.030 điểm với thanh khoản lớn.
“Trong tuần đầu năm mới (3-6/1), dự báo chỉ số vẫn duy trì loanh quanh vùng hiện tại với các nhịp hồi kiểm tra lại vùng giá trị tích lũy 1.010 – 1.030 điểm”, TVSI nhận định.
Đồng quan điểm, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá dòng tiền vẫn còn tương đối thận trọng. VN-Index sẽ duy trì diễn biến giằng co và thăm dò trong vùng 1.000-1.020 điểm khi bước vào năm mới.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, trong phiên giao dịch đầu năm mới (3/1/2023), VN-Index có thể sẽ tăng lên vùng kháng cự 1.025-1.030 điểm với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình.
Ngược lại, trường hợp lực bán chiếm ưu thế khiến VN-Index giảm xuống dưới mốc 1.000-1.005 điểm, chỉ số sẽ kéo dài đà điều chỉnh với các hỗ trợ lần lượt tại 985, 950 điểm và 910 điểm./.
Tác giả: Đồng Tiến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy