Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/11 tăng 400.000 đồng/lượng so với cuối ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 600.000 đồng/lượng chiều mua vào và, hiện niêm yết tại mức 61,10 – 61,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3 USD xuống 1.862,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại đôi chút và tăng tốc nhanh lên trên 1.875 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,54 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.107 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.550 – 22.750 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,39 USD (+0,48%), lên 81,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,53 USD (+0,65%), lên 82,58 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 63.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và có nhịp lao dốc mạnh về dưới 59.000 USD, trước khi bật trở lại 60.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
Lực bán gia tăng, VN-Index mất hơn 10 điểm
Sau khi thu hẹp đà giảm đáng kể ở cuối phiên sáng, VN-Index bước vào phiên chiều rung lắc đôi chút và có thời điểm đã lên trên tham chiếu.
Tuy vậy, lực bán lại gia tăng khiến chỉ số đổ đèo và mất hơn 10 điểm, lùi về quanh ngưỡng 1.465 điểm và đi ngang cho đến khi đóng cửa.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lực bán mạnh đã quay trở lại và khiến LDG, HAI, AMD, QBS, giảm về mức giá sàn.
Mặc dù vậy, dòng tiền không rời bỏ thị trường và luân chuyển nhanh, kéo nhiều mã tăng hết biên độ như TNI, TNT, PXI, TVS, HAX, MCG, DAG, HVX, HTN, HBC, QCG, LGL, EVG, KHP, SJF, HVH...
Kịch bản kéo tiền trở lại nhóm trụ hoàn toàn có thể thành hiện thực, nếu lực bán ở các nhóm vốn hóa nhỏ và vừa tiếp tục trong các phiên tới. Thị trường có thể không giảm sâu, thậm chí tăng điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn, nhưng các mã đã tăng nóng khi đó vẫn tiếp tục giảm điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,59 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 245,57 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/11: VN-Index giảm 10,12 điểm (-0,69%), xuống 1.466,45 điểm; HNX-Index tăng 7,97 điểm (-1,79%), xuống 452,25 điểm; UpCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,23%), xuống 111,48 điểm
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm nhẹ không đáng kể trong phiên thứ Hai (15/11), khi lợi suất trái phiếu Mỹ đảo chiều tăng cao, và nhà đầu tư chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 từ các công ty bán lẻ lớn vào cuối tuần này.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mức 1.6% và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm chạm mốc 2%.
Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Dow Jones giảm 12,86 điểm (-0,04%), xuống 36.087,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,05 điểm (-0,00%), xuống 4.682,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 7,11 điểm (-0,05%), xuống 15.853,85 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi sự thiếu vắng thông tin được bù đắp nhờ báo cáo triển vọng khởi sắc ở một số công ty.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,11% lên 29.808,12 điểm. Chỉ số Topix rộng tăng 0,11% lên 2.050,83 điểm.
Trong suốt phiên giao dịch, các nhà đầu tư đứng ngoài theo dõi cuộc hội đàm quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đáng chú ý trong phiên là cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Subaru tăng 5,22%, sau khi JPMorgan Securities nâng xếp hạng và giá mục tiêu cổ phiếu.
Cổ phiếu Toyota Motor đã tăng 1,88%, khi cho biết tuần trước họ đã bắt đầu tăng sản lượng bù, sau khi đã thiếu hụt nguồn cung vào tháng 12/2020 để giữ kế hoạch sản xuất 9 triệu xe trên toàn thế giới trong năm này.
Các công ty bảo hiểm tăng khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, với T&D Holdings tăng 2,57% và Dai-ichi Life Holdings tăng 1,69%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, đảo ngược đà tăng của phiên sáng sau những dấu hiệu lạc quan trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,33% xuống 3.521,79 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng nhẹ lên 4.883,32 điểm điểm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh trách nhiệm của họ với thế giới, trong việc tránh xung đột toàn cầu trong một đối thoại trong nhiều giờ hội đàm vào thứ Hai.
Các nhà đầu tư đã kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ giúp ổn định quan hệ Trung - Mỹ bằng cách mở ra các cuộc đàm phán về các lĩnh vực xung đột.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi các nhà đầu tư đón nhận những dấu hiệu tích cực trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,27% lên 25.713,78 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,55% lên 9.225,81 điểm.
Cổ phiếu của Các nhà phát triển bất động sản Đại lục được niêm yết Hồng Kông đã tăng thêm 2,1%. Tuy nhiên, Kaisa Prosperity, một đơn vị dịch vụ bất động sản thuộc tập đoàn Kaisa Group, đã giảm 10,6%, một ngày sau khi công ty cho biết vấn đề thanh khoản của công ty mẹ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động.
Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, khi sự thận trọng trước dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ đã được bù đắp bởi sự lạc quan về các cuộc đàm phán Mỹ-Trung.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm nhẹ 0,08% xuống 2.997,21 điểm.
Các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày, điều này sẽ cung cấp một góc nhìn khác về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo con số này sẽ tăng 1,1% trong tháng 10, theo một cuộc thăm dò của Reuters.
Kết thúc phiên 16/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 31,32 điểm (+0,11%), lên 29.808,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,52 điểm (-0,33%), xuống 3.521,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 322,87 điểm (+1,27%), lên 25.713,78 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 2,31 điểm (-0,07%), xuống 2.997,21 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Sắc màu “vùng trũng” tài chính
Mức độ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính khu vực nông thôn đã có những thay đổi đáng khích lệ thời gian qua và khi các công ty Fintech tham gia sâu hơn, bức tranh “vùng trũng” tài chính này sẽ trở nên đa sắc hơn...
- Cổ phiếu “vàng trắng” thăng hoa
Giá mủ cao su, vẫn được gọi là “vàng trắng” tăng mạnh đã giúp cổ phiếu doanh nghiệp cao su thiên nhiên tăng mạnh từ đầu tháng 10 đến nay...
- Blue-chips sẽ sớm trở lại?
Khi định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trở nên đắt đỏ hơn trung bình chung của thị trường, cũng như so với nhóm vốn hóa lớn, dòng tiền có thể sẽ chuyển hướng...
- Cổ phiếu thủy sản dậy sóng
Nhiều mã cổ phiếu ngành thủy sản bật tăng mạnh mẽ nhờ thông tin sản xuất và xuất khẩu của ngành hồi phục mạnh mẽ từ tháng 10...
- Dự báo ngành hàng không thế giới thua lỗ khoảng 12 tỷ USD năm 2022
Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) dự báo, các hãng hàng không toàn cầu sẽ tiếp tục thua lỗ vào năm 2022, nhưng số tiền đó sẽ giảm gần 78% xuống còn 12 tỷ USD...
Tác giả: Thạch Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy