Chỉ hơn một năm kể từ khi một chu kỳ kinh tế mới bắt đầu, thị trường chứng khoán đã có mức tăng chóng mặt. Tuy nhiên, tốc độ tiến triển của chu kỳ này đang khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng thị trường tăng giá nhanh chóng sẽ kết thúc đột ngột trong năm tới.
Một số chiến lược gia chỉ ra lợi nhuận và định giá cổ phiếu đang cao hơn bình thường trong giai đoạn này của chu kỳ, thậm chí đang đặt câu hỏi liệu đây có giống với các thị trường tăng giá hàng thập kỷ trước hay không sau khi phục hồi kể từ đại dịch Covid-19 vào năm ngoái.
Cả hai kịch bản đều không tốt cho thị trường. Thị trường tăng giá thường không kết thúc do đã tăng trong một thời gian dài nhưng nó sẽ gặp khó khăn trong tay các ngân hàng trung ương, thường là khi định giá và đòn bẩy quá cao.
Vì vậy, nếu Covid-19 không làm mất đà tăng của thị trường chứng khoán thì đợt giảm kích thích sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể làm được điều đó. Những lo ngại như vậy đã làm giảm đà tăng của thị trường chứng khoán trong những tuần gần đây và đẩy nhanh dòng tiền chảy sang tiền mặt trú ẩn an toàn và các tài sản phòng thủ.
Grace Peters, chiến lược gia đầu tư tại JPMorgan lưu ý rằng, chưa đầy 18 tháng, thị trường đã thể hiện các đặc điểm "giữa chu kỳ" vốn chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian 5 năm trước.
Chỉ số S&P 500 đang cao hơn 24% so với mức đỉnh trước đó của thị trường tăng giá đạt được vào tháng 2/2020. Cần nhớ rằng, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, chứng khoán mất khoảng 5 năm để đạt được mức tăng đó.
Chiến lược gia Peters cũng lưu ý rằng, lợi nhuận của thị trường chứng khoán đang chạy ở "giữa chu kỳ" nhanh hơn bất cứ một chu kỳ nào khác.
"Tôi ngạc nhiên về tốc độ di chuyển của thị trường hiện tại so với cuộc khủng hoảng năm 2008, do đó chúng tôi ngày càng thận trọng về một đợt giảm giá ngắn hạn”, chiến lược gia này cho biết.
Thị trường tăng giá giai đoạn 2009-2020 là thị trường tăng giá dài nhất từ trước đến nay với mức tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu là 237%. Sau đó, đại dịch đã mang lại thị trường giảm giá nhanh nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, thị trường giảm giá đã nhanh chóng kết thúc bởi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất và bật máy in tiền. Kể từ đó, chứng khoán toàn cầu đã tăng 73%.
Những động thái đó chỉ ra một chu kỳ kinh tế mới, ít nhất là về mặt kỹ thuật. Nhưng thị trường giảm giá ngắn hạn và sự phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn nhiều đang khiến một số người nghi ngờ.
Giám đốc đầu tư cổ phiếu Edward Perkin của Eaton Vance nói rằng, chu kỳ này có thể sẽ phải kết thúc bởi các động thái chính sách tiền tệ, có thể là nếu Fed thực hiện thắt chặt sẽ đẩy nền kinh tế trở lại suy thoái, mặc dù ông xem đó là một vấn đề của năm 2022.
Yếu tố định giá có thể cho là một tín hiệu nguy hiểm khác. Chu kỳ bắt đầu lại với mức định giá cao hơn và chỉ số S&P 500 đang giao dịch với mức P/E 21 lần.
Nghiên cứu của Kleinwort Hambros về các chu kỳ thị trường quay trở lại năm 1870 cho thấy P/E được điều chỉnh theo chu kỳ hay còn gọi là tỷ lệ CAPE trung bình sẽ ở mức 11,5 lần khi một thị trường tăng giá bắt đầu và khoảng mức 20 lần khi thị trường tăng giá kết thúc.
Nhưng chu kỳ bắt đầu vào tháng 3/2020 bắt đầu với tỷ lệ CAPE là 24,8 và hiện tại là 37.
Định giá cổ phiếu tăng cao chủ yếu do các gói kích thích với quy mô 30 nghìn tỷ USD trên toàn cầu kể từ tháng 3/2020, cao hơn nhiều so với thập kỷ trước. Lãi suất thấp hơn nhiều so với các chu kỳ trước đây làm cho giá cổ phiếu ở mức thái quá hơn.
Fahad Kamal, Giám đốc đầu tư tại Kleinwort Hambros lưu ý rằng khi thị trường chứng khoán tăng trưởng phi mã cùng sự mất kết nối với nền kinh tế vẫn thể hiện các đặc điểm trong giai đoạn đầu chu kỳ như tỷ lệ thất nghiệp cao.
Câu hỏi đặt ra là các nền kinh tế sẽ bắt kịp với tốc độ như thế nào.
“Fed thực hiện đảo chiều chính sách là một rủi ro nhưng nếu điều đó được thay thế bằng yếu tố vĩ mô thực sự mạnh mẽ hơn thì bạn không cần nhiều thanh khoản như vậy. Trong một thế giới hoàn hảo, các nguyên tắc cơ bản mạnh hơn sẽ bù đắp cho sự giảm dần các gói kích thích”, Fahad Kamal cho biết.
Nếu không, thị trường sẽ lại tìm đến các ngân hàng trung ương. Norman Villamin, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản Thụy Sĩ UBP cho biết, những năm sau 2008, các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động chống lại bất kỳ sự chậm lại nào của nền kinh tế và điều này tạo ra các chu kỳ kinh tế nhỏ một cách hiệu quả.
“Tôi cho rằng chúng ta đang ở giai đoạn sớm của chu kỳ, nhưng điều quan trọng là phải phân biệt giữa các xu hướng bức tranh lớn hơn và các chu kỳ nhỏ này”, ông cho biết.
Tác giả: Hạc Hiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy