Cờ của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh minh họa: Reuters
Theo các quan chức trên, việc phê chuẩn cho Phần Lan sẽ diễn ra riêng rẽ với trường hợp của Thụy Điển.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 17/3 tới để thảo luận về nỗ lực của Helsinki gia nhập NATO.
Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết theo kế hoạch, Tổng thống Tayyip Erdogan sẽ hội đàm với người đồng cấp Niinisto. Tuyên bố của Phủ Tổng thống nêu rõ: “Quan hệ song phương cũng như nỗ lực của Phần Lan gia nhập NATO sẽ được thảo luận tại cuộc hội đàm diễn ra ở Istanbul”.
Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 5/2022. Đến nay, đã có 28 trên tổng số 30 quốc gia thành viên NATO chấp nhận để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập tổ chức này. Hai nước thành viên chưa nhất trí việc kết nạp là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đang được coi là trở ngại lớn hơn. Thụy Điển lâu nay bị Ankara cáo buộc là "không đủ cứng rắn" với các thành viên người Kurd và các nhóm vũ trang khác mà nước này liệt vào danh sách khủng bố.
Ngoài ra, vụ một nhân vật cực hữu đốt bản sao kinh Koran trong cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm vào tháng 1 càng khiến Ankara lạnh nhạt với nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy