Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo đánh giá ảnh hưởng của Thông tư 22/2019 với các ngân hàng. Thông tư này quy định về lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (từ mức 40% hiện tại xuống 30%) và tăng hệ số rủi ro của cho vay bất động sản tiêu dùng, từ mức 50% lên đến tối đa 150%.
Thông tư 22/2019 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020, với thời gian chuyển tiếp là 6 tháng (trừ tỷ lệ huy động/cho vay (LDR), có mức giới hạn mới là 85% đối với ngân hàng quốc doanh và TMCP). Trong trường hợp cụ thể của LDR, thời gian chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022). Thực tế, theo SSI Research, Thông tư chính thức quy định bớt nghiêm ngặt hơn so với bản dự thảo.
Với quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, theo SSI Research, tính đến tháng 9, các ngân hàng niêm yết trong phạm vi nghiên cứu duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn trung bình ở mức 31%. Trong đó, nhiều ngân hàng có tỷ lệ này dưới 30%. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn tỷ lệ này cao hơn 35% bao gồm HDBank, Techcombank, LienVietPostBank và SSI Research kỳ vọng các ngân hàng này sẽ giảm tỷ lệ này xuống dưới 35% vào cuối năm tới.
Với cho vay mua nhà, các ngân hàng đạt Basel II sẽ tuân thủ theo Thông tư 41/2016 về cách tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thay vì Thông tư 22. SSI Research cho rằng Thông tư 22 sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay mua nhà tại các ngân hàng niêm yết do tỷ lệ CAR Basel II của nhiều đơn vị cao hơn mức yêu cầu tối thiểu là 8% tính tới cuối tháng 9, nhờ các hoạt động huy động vốn trong 2 năm qua trong bối cảnh lợi nhuận cao.
Thay vào đó, SSI Research tin rằng một số ngân hàng niêm yết có vốn tự có lớn như Techcombank có thể giành nhiều thị phần cho vay mua nhà từ các ngân hàng vốn cấp 3 yếu hơn trong những năm tới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phê duyệt cho 14 ngân hàng thương mại áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong hoạt động kinh doanh theo Thông tư 41/2016 bao gồm Vietcombank, ACB, MB, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapital Bank, OCB, VIB, Shinhan Bank và Vietbank. Các ngân hàng khác như BIDV đã xác nhận sẽ bắt đầu áp dụng Basel II từ năm 2020 sau đợt phát hành nâng vốn thành công.
Đối với quy định về LDR, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tỷ lệ LDR (theo Thông tư 36) dưới 80%, không bao gồm BIDV ở mức 86% tính đến tháng 9. Quy định mới nâng mức trần từ 80% lên 85% cho tất cả các ngân hàng, điều này sẽ có lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần. Đối với các ngân hàng quốc doanh, SSI Research ước tính BIDV sẽ giảm tỷ lệ này xuống dưới 85% nhờ nguồn vốn mới tăng vào năm 2020.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy