Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 19 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị có liên quan.
Cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) - Mai Văn Tinh, cựu Tổng giám đốc TISCO - Trần Trọng Mừng cùng 12 bị can khác bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Các bị can trong vụ án
Ngoài ra, 5 bị can khác là các cựu thành viên Hội đồng quản trị của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) gồm Nguyễn Minh Xuân, Nguyễn Chí Dũng, Hoàng Ngọc Diệp, Đoàn Thu Trang và Lê Phú Hưng bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên do Công ty CP Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Hội đồng quản trị VNS là cấp quyết định đầu tư. Dự án với tổng mức đầu tư là hơn 3.800 tỉ đồng. Đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
Tháng 7/2007, cựu Tổng giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng ký hợp đồng với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên. Giá trị hợp đồng là 160 triệu USD (khoảng hơn 3.680 tỷ đồng).
Sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng, MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục; chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ; chưa triển khai thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu.
Dự án Gang thép Thái Nguyên trở nên hoang phế sau nhiều năm "đắp chiếu", gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Dù dự án không tiến triển, MCC vẫn gửi nhiều văn bản đề nghị TISCO kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng thời yêu cầu tổng chi phí cho hợp đồng "đội" lên thêm 138 triệu USD nữa.
Cáo trạng chỉ rõ, trước sự chậm trễ của MCC, các bị can Trần Trọng Mừng, Mai Văn Tinh đã không xem xét, chỉ đạo dừng, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, tổ chức đấu thầu lại... mà chỉ đạo thực hiện các hành vi phạm pháp luật về đầu tư, vi phạm hợp đồng. Các bị can còn chỉ đạo cấp dưới yêu cầu các cá nhân có liên quan thuộc TISCO và VNS, tổ chức, thực hiện việc điều chỉnh dự toán chi phí.
Hậu quả khiến dự án bị chậm tiến độ, phát sinh lãi vay, tăng chi phí đầu tư... Cáo trạng nhận định, các bị can đã làm thất thoát của Nhà nước 830 tỷ đồng./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy