Lò cau gây ô nhiễm môi trường.
Như chúng tôi đã thông tin, tình trạng thương lái nhộn nhịp đi thua mua cau non ở các địa phương tại tỉnh Thừa Thiên-Huế để bán sang Trung Quốc, khiến mặt hàng này trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Tại huyện miền núi Nam Đông, việc thương lái lùng sục khắp nơi mua cau, đặc biệt chỉ mua cau non về sơ chế rồi bán qua thị trường Trung Quốc diễn ra nhộn nhịp gần đây. Địa bàn này có nhiều lò sấy cau với quy mô lớn. Cau non thu mua tại các địa phương được thương lái tập kết về đây để tiến hành sơ chế rồi bán sang Trung Quốc.
Một lò cau không phép đã mọc lên tại xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, ngày đêm xả khói thải ra môi trường gây ô nhiễm, khiến người dân vô cùng bức xúc. Lò cau hoạt động rầm rộ với hàng chục lao động.
Lò cau không phép ngang nhiên hoạt động trong khói bụi
Theo nguồn tin của chúng tôi được biết, lò cau này được một người từ địa phương khác tới thuê đất để xây dựng lò sấy. Diện tích xây dựng lò cau không phép hơn 700m2 trên đất nông nghiệp, thế nhưng không có bất cứ cơ quan chức năng nào tới kiểm tra xử lí. Sau một thời gian hoạt động, UBND huyện Nam Đông mới tiến hành ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 40 triệu đồng.
Theo đó, lò sấy cau này được xây dựng tại thôn 11, trên diện tích đất của ông Lương Văn Công Vũ (46 tuổi), trú tại xã Hương Hòa, huyện Nam Đông. Kể từ ngày ra quyết định xử phạt và bắt buộc đình chỉ đến nay đã gần 2 tháng, thế nhưng hiện nay lò sấy cau này vẫn còn hoạt động bình thường.
Thương lái lùng sục khắp nơi mua cau non về sơ chế
Chị K, trú tại xã Hương Hòa cho biết: “Lò sấy cau hoạt động khoảng từ tháng 6 cho đến nay. Mỗi ngày lò xả khói mù mịt gây khó chịu cho người dân. Nhiều đêm nằm ngủ không được vì mùi khói khó chịu. Trước đó, chị đã tầng có hai ngày làm phụ trong lò sấy này và nhìn thấy xuất hiện cả người Trung Quốc tại lò cau”.
Ông Phan Gia Điền, Chủ tịch UBND xã Hương Hòa cho biết: “Xã Hương Hòa có diện tích trồng cau khoảng 20ha. Trước đây giá cau rẻ chỉ hoảng 5.000 đồng/1kg. Kể từ khi thương lái Trung Quốc tới thu mua cau non, đẩy giá cau lên tới ngưỡng trung bình 20.000/1kg. Hiện nay trên địa bàn xã một số lò đã cấp phép trên đất thổ cư của gia đình từ nhiều năm nay. Lò cau còn lại được một người Hải Phòng thuê và xây dựng không phép từ diện tích đất nông nghiệp".
Điểm thu mua tại lò sấy cau không phép được diễn ra công khai với quy mô lớn
Liên quan đến vấn đề bị xử phạt, yêu cầu đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, ông Điền cho rằng: “Đã có quyết định đình chỉ, yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên, một số bà con nhân dân muốn giữ lại lò cau để có cạnh tranh về giá nên giá cau mới lên cao được như hiện nay. Thêm nữa nhiều người dân địa phương hiện đang làm thuê trong lò cau này để kiếm thêm thu nhập, việc lò cau hoạt động tạo điều kiện cho lao động địa phương cũng như tạo sự cạnh tranh về giá, giúp người dân trồng cau ổn định hơn”(?!).
Phi Hoàng - Đình Tuấn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy