Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam
Luật Nhà ở cũng như Luật kinh doanh BĐS đã được Quốc hội thông qua khi đi vào thực thi được đánh giá sẽ tác động lớn đến phát triển nhà ở cũng như thị trường BĐS.
Luật Nhà ở đã dành một chương riêng để quy định về chính sách nhà ở xã hội nhằm đẩy mạnh cũng như xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc phát triển nhà ở xã hội.
Mở rộng các quy định về sở hữu và sử dụng, cho phép các chủ đầu tư dự án kinh doanh BĐS được cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai, thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua BĐS đã có sẵn như quy định hiện hành.
Với những văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi đồng bộ như đã nêu, có tác động tích cực, vừa tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản, vừa góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.
Năm 2015, dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục có sự phục hồi, cùng với việc nhiều chính sách mới đi vào cuốc sống như Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vừa qua sẽ có hiệu lực thi hành với nhiều nội dung đổi mới quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng.Trong đó có những chính sách, những quy định cụ thể liên quan đến việc đầu tư phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, cũng như việc mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng đối tượng được mua và sở hữu nhà ở, công trình xây dựng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài sẽ tiếp tục tác động tích cực đến thị trường bất động sản, vì vậy có thể dự báo tình hình thị trường bất động sản năm 2015 tiếp tục có sự chuyển biến tích cực.
Xu hướng mua bán sáp nhập các dự án tiếp tục tăng: Các doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ tiếp tục quá trình mua bán, điều chỉnh dự án cho phù hợp, nhiều dự án gặp khó khăn về vốn đầu tư sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài mua lại, thay vì đi xin cấp dự án mới.
Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hướng tới bộ phận đa số người mua, cung cấp các hàng hóa phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của thị trường. Niềm tin vào thị trường ngày càng được khôi phục...
Đúng là tiến độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ động thực hiện chưa được như mong muốn của doanh nghiệp và người dân, nhất là trong những tháng đầu triển khai (6 tháng cuối năm 2013). Tiến độ giải ngân gói tín dụng này chậm do một số nguyên nhân chủ yếu sau, Thứ nhất: chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là một chính sách mới, mới làm lần đầu, vì vậy không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu. Thứ hai: mặc dù các địa phương đã bước đầu chú ý thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ song hiện vẫn có rất ít nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán thấp hơn 15 triệu đồng/m2 để bán cho người dân, nên người dân chưa thể vay vốn; Thứ ba: đây là gói tín dụng có vay, có trả, nên mặc dù lãi suất vay có thấp hơn lãi suất thương mại, nhưng người dân cũng phải cân nhắc, tính toán khả năng trả nợ mới ký hợp đồng vay vốn; Thứ tư: phía ngân hàng khi cho vay cũng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng là hộ gia đình cá nhân.
Theo đó, thời gian hỗ trợ được kéo dài từ 10 năm lên thành 15 năm, bổ sung một số đối tượng được vay vốn khi mua nhà ở, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của mình, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở xã hội, không quy định cụ thể về diện tích và giá bán nhà ở thương mại mà chỉ quy định về giá trị hợp đồng dưới 1,05 tỷ đồng là thuộc đối tượng được vay, bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia cho vay… Chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát các dự án bất động sản đang triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định thêm 8 ngân hàng cổ phần thương mại được tham gia giải ngân gói 30 ngàn tỷ. Với đà giải ngân sẵn có và số lượng ngân hàng tham gia giải ngân tăng từ 5 lên 13, chắc chắn tiến độ giải ngân sẽ tăng nhanh trong năm 2015, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, đồng thời góp phần củng cố xu hướng hồi phục của thị trường bất động sản.
Thực tế đa số những công nhân lao động trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đều phải đi thuê nhà trọ với điều kiện sống rất tạm bợ và họ khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng có giải pháp gì để đối tượng này được ưu tiên, dễ dàng tiếp cận nhà ở xã hội, thưa Thứ trưởng ?
Theo quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến 2010, tổng số công nhân, lao động tại các KCN đạt khoảng khoảng 7,2 triệu. Số công nhân, lao động tại các KCN cả nước có nhu cầu về chỗ ở đến năm 2020 là khoảng 4,2 triệu người tương đương khoảng 33,6 triệu m2 nhà ở.
Nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động (CNLĐ) thì lớn trong khi nguồn cung thì quá ít khiến các CNLĐ càng khó tiếp cận được nhà ở. Nguyên nhân khiến vấn đề nhà ở cho CNLĐ còn nhiều khó khăn đó là các doanh nghiệp hiện chưa muốn đầu tư phân khúc này vì chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài…. Bắt buộc doanh nghiệp thì không thể nhưng cần có chính sách khuyến khích họ.
Bộ Xây dựng đã và đang tham mưu để Chính phủ có những chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho công nhân: Bộ Xây dựng đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, chủ đầu tư các dự án (kể cả các hộ gia đình cá nhân) phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với công nhân, được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng…
Các địa phương cần đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội, kể cả các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội và dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại để đáp ứng nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô nhỏ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở mua, thuê và thuê mua.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy