Tin liên quan
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, trên thực tế Nhà máy mía đường của Hoàng Anh - Gia Lai tại Lào là do “một doanh nghiệp Việt Nam” đầu tư, vay vốn từ ngân hàng Việt Nam, đã và đang tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động của cả hai nước. Trong đó đa phần các cán bộ kỹ thuật canh tác mía và vận hành nhà máy là người Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú
"Có thể nói một cách hình tượng rằng cách làm của Hoàng Anh - Gia Lai thực chất chỉ là thuê đất của các bạn Lào và sản phẩm của Hoàng Anh - Gia Lai là “sản phẩm của Việt Nam”, Thứ trưởng Tú nhấn mạnh.
Nhà máy đường của Hoàng Anh – Gia Lai đầu tư tại Lào thành công cũng có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thành công và ngược lại nếu thất bại thì doanh nghiệp Việt Nam thất bại, ngân hàng Việt Nam mất tiền, người lao động Việt Nam mất việc và gánh nặng thuộc về nền kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng cho biết.
Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh - Gia Lai thực chất cũng chỉ là đường do Việt Nam sản xuất.
"Ngành mía đường và doanh nghiệp Việt Nam thay vì trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước trước hết nên tập cạnh tranh với Hoàng Anh - Gia Lai, tạo áp lực tái cơ cấu, mua bán, sát nhập nhằm mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường hiệu quả", Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú bày tỏ quan điểm.
Cũng theo Thứ trưởng, việc tập cạnh tranh với một doanh nghiệp Việt Nam thành công thì ngành mía đường của Việt Nam mới đứng vững được trước áp lực cạnh tranh với hàng nghìn doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Ông đưa ra sự so sánh: “Trong cuộc cạnh tranh đó, các doanh nghiệp yếu kém hãy sáp nhập, hình thành các công ty lớn đủ quy mô như đã thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng vừa qua”.
Ngành mía đường Việt Nam còn nhiều bất cập
Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng chỉ thẳng những bất cập của ngành mía đường Việt Nam.
Cụ thể như giá thành quá cao, gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với thế giới. Nguyên nhân dẫn tới giá thành cao xuất phát từ việc Hiệp hội Mía đường và doanh nghiệp mía đường không quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngành.
Chất lượng giống mía thấp với năng suất trung bình 60 tấn mía/ha trong khi của Thái Lan xấp xỉ 100 tấn/ha, Hoàng Anh – Gia Lai (tại Lào) là 120 tấn/ha.
Thay vì cơ khí hóa, đưa các kỹ thuật tiên tiến như hệ thống tưới điểm, tưới liên tục đồng thời kết hợp bón phân tận gốc mía… kỹ thuật canh tác trong nước vẫn rất thô sơ. Đồng thời công suất của các nhà máy đường trong nước cũng rất thấp.
Cuối cùng là bất cập trong phương thức kinh doanh cũng như sự liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng được Thứ trưởng Tú chỉ ra.
“Định hướng chính của ngành mía đường là chủ động mở cửa dần dần để tạo sự cạnh tranh từng bước, trong đó việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh - Gia Lai là một bước như vậy” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy