Cuộc bỏ phiếu của Đảng Bảo thủ được đưa ra sau khi tiết lộ về văn hóa của các bữa tiệc phá hoại trong văn phòng của ông trong đại dịch coronavirus, vốn đã gây ra sự tức giận trên khắp Vương quốc Anh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm (confidence vote) sẽ diễn ra vào cuối ngày 6/6. Cuộc bỏ phiếu này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ quyết định liệu ông Johnson có giữ được “ghế” của mình không khi hàng chục nhà lập pháp trong chính Đảng Bảo thủ của ông đang kêu gọi phế truất vị lãnh đạo này.
Cuộc bỏ phiếu này được kêu gọi tiến hành theo sau vụ bê bối tiệc tùng “Partygate” diễn ra hồi giữa năm 2020 trong khuôn viên Văn phòng Thủ tướng Anh, số 10 phố Downing, với sự có mặt của ông Johnson.
Thủ tướng Anh và hàng chục người khác đã bị Cảnh sát London (MET) phạt tiền vì vi phạm các quy tắc phòng chống dịch hồi đó.
Đây sẽ là một thách thức đáng kể đối với ông Johnson, chưa đầy 3 năm sau khi ông đạt được thỏa thuận Brexit với Liên minh châu Âu (EU), giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2019, và được dự đoán có thể ngồi chắc ở chiếc ghế Thủ tướng Anh trong suốt một thập kỷ.
Chủ tịch Ủy ban 1922 của Đảng Bảo thủ Graham Brady hôm 6/6 đã xác nhận về cuộc bỏ phiếu kín trong nội bộ đảng đối với ông Johnson.
Theo quy định, cần sự tán thành của 15% (54) nghị sĩ để khởi động một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chủ tịch Đảng.
“Ngưỡng 15% để khởi động cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Đảng Bảo thủ đã bị vượt quá”, ông Brady cho biết trong một lưu ý.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Phu nhân Carrie Johnson hôm 12/4/2022 đã lên tiếng xin lỗi và xác nhận đã nộp 50 Bảng tiền phạt vì vi phạm các quy định phòng chống Covid khi tham dự bữa tiệc sinh nhật tại Phố Downing. Ảnh: New York Times Post
Ông Brady cho biết, cuộc bỏ phiếu sẽ được tiến hành từ 18h đến 20h ngày 6/6 (giờ London). Các lá phiếu sẽ được kiểm đếm ngay sau đó, kết quả cuối cùng sẽ được công bố chính thức ngay trong đêm 6/6, tức rạng sáng ngày 7/6 theo giờ Hà Nội.
Tại cuộc bỏ phiếu này, ông Johnson cần hơn 50% nghị sĩ Đảng Bảo thủ ủng hộ mình, hiện có 180 lá phiếu. Nếu kết quả là bất lợi, ông Johnson sẽ bị loại, và sẽ có một cuộc tranh giành quyền lãnh đạo giữa các đối thủ trong Đảng Bảo thủ để thay thế ông Johnson.
Nếu vị Thủ tướng đương nhiệm thắng trong cuộc bỏ phiếu kín này, ông sẽ được an toàn khỏi thử thách tiếp theo trong 12 tháng - ít nhất là về mặt chính thức.
Trên thực tế, Đảng Bảo thủ có lịch sử hạ bệ các nhà lãnh đạo mặc dù họ đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Vào năm 2019, người tiền nhiệm của ông Johnson là bà Theresa May đã chiến thắng một cuộc bỏ phiếu tương tự, nhưng thiểu số khá lớn chống lại bà đã bày tỏ rõ rằng bà không thể tiếp tục cương vị Thủ tướng Anh nữa.
Tác giả: Minh Đức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy