Thủ tướng chỉ đạo NHNN nghiên cứu nới room cho NĐT ngoại tại NHTM
27/04/2015 10:22:11
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi quy định hiện hành theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tin liên quan

Ảnh minh họa.

Đây là thông tin vừa được Văn phòng Chính phủ gửi các cơ quan truyền thông tại buổi họp thường kỳ tháng Tư, tổ chức chiều 25/4.

Báo cáo cho biết, hiện nay, theo quy định, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như căn cứ trên các thỏa thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối với từng ngành, lĩnh vực... nhằm như tạo môi trường chính sách thuận lợi, thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thành công tại Việt Nam nên vấn đề nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cũng cần được xem xét.

Trước thực tế trên, Chính phủ yêu cầu triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, Chính phủ sẽ xem xét quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng.

Trước đó, vấn đề tái cơ cấu cũng được Ngân hàng nhà nước tiến hành rất mạnh mẽ, theo đó mục tiêu trong năm 2015 sẽ giảm xuống còn 20 ngân hàng trong toàn hệ thống.

Mới nhất Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng đã được sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank).

Tiếp đến, thương vụ sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng đã được đại hội cổ đông thông qua.

Ngoài 2 thương vụ lớn trên, trước đó việc Maritime Bank hợp nhất với Mekong Bank, các phương án tái cơ cấu liên quan đến Sacombank-SouthernBank, NamABank - Eximbank, ABBANK-DongABank…

Theo các chuyên gia, câu chuyện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ còn tiếp tục sôi động trong thời gian tới, nhiều cặp đôi ngân hàng cũng sẽ tiếp tục được hình thành sau hợp nhất. Khoảng hơn 10 ngân hàng sẽ không còn tồn tại trên thị trường, đây chắc chắn là một con số không nhỏ nhưng để hệ thống ngân hàng Việt Nam lành mạnh an toàn hơn thì việc loại bỏ những ngân hàng yếu kém là lộ trình sẽ phải thực hiện.

"Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tái Đề án cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2 đã được thông qua gắn với quyết liệt xử lý nợ xấu. Kiên quyết không để lặp lại tình trạng ngân hàng thương mại yếu kém,” Văn phòng Chính phủ cho hay.

Theo Vietnamplus

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến