Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Chỉ thị số 6 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu 2021. Chỉ thị nêu rõ đại dịch Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng từ cuối tháng 1 và lây lan nhanh trên diện rộng do biến thể mới của virus tại một số địa phương.
Với tinh thần thần tốc “chống dịch như chống giặc”, các cấp, ngành, đơn vị, lực lượng chức năng, đặc biệt là ngành y tế và các địa phương chủ động triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, hiệu quả biện pháp phòng chống dịch.
Từ đó, quyết tâm nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh lây lan và dập sớm ổ dịch, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của cả hệ thống chính trị. Đến nay, dịch bệnh tại hầu hết địa phương cơ bản được kiểm soát, trừ tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều ca nhiễm mới.
Để phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt nghiêm túc, tập trung triển khai công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau Tết.
Hạn chế các lễ hội
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt và kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt nhiều nhiệm vụ sau Tết, trong đó nhấn mạnh tinh thần dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất. Ảnh: VGP.
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 5, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực, địa bàn, tạo khí thế phấn khởi ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung khoanh vùng nhanh nhất các ổ dịch, truy vết thần tốc, xác định các ca nghi nhiễm, xét nghiệm trên diện rộng; quản lý chặt chẽ các khu cách ly, phong tỏa, không để lây nhiễm chéo.
Song song với đó, các địa phương kịp thời tổ chức giãn cách xã hội khi phát hiệm ca nhiễm mới với phạm vi phù hợp; tăng cường khai báo y tế tại các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp nghiên cứu cách tiếp cận mới trong phòng chống dịch phù hợp với diễn biến dịch Covid-19.
Đặc biệt, các tổ chức liên quan khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc nhập khẩu vaccine phòng chống SARS-CoV-2; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước; sớm ban hành quy trình nhập khẩu và tiêm chủng.
Để phòng chống dịch, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương tăng cường quản lý hoạt động văn hóa, lễ hội; hạn chế hoặc dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện tập trung đông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Với tinh thần quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, bên cạnh phòng chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh cần nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh phòng chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh cần nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối nền kinh tế. Ảnh: Thạch Thảo.
Đặc biệt, việc mở cửa, đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cần chú trọng và gắn với củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; phát triển nhanh nền kinh tế đi liền với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; phát huy cả nội lực và ngoại lực; vừa xác định mục tiêu ngắn hạn, vừa tính đến mục tiêu dài hạn, bền vững; bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia và các cân đối vĩ mô khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan được giao tập trung triển khai ngay việc tháo gỡ khó khăn của các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh gặp vướng mắc, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chiều 19/2, Bộ Y tế công bố thêm 15 ca mắc Covid-19 - đều ở Hải Dương. Từ ngày 28/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận 770 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, Hải Dương là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất với 590 bệnh nhân. Tiếp đó là Quảng Ninh với 60, TP.HCM có 36 ca, Hà Nội ghi nhận 35 ca, Gia Lai có 27 ca...
Tác giả: Hoài Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy