Thuế tiêu dùng gấp 2,5 lần, Châu Âu vẫn đứng vững so với Nhật Bản
19/11/2014 11:46:13
ANTT.VN- Ông Shinzo Abe được cho là đã quá hấp tấp khi đưa ra các chính sách tăng thuế. Câu hỏi đặt ra là tại sao kinh tế Châu Âu vẫn tồn tại với mức thuế 20% trong khi Nhật Bản đã suy thoái chỉ với 8%.
Tin liên quan
Suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản hiện này được cho là bắt nguồn từ chi tiêu tiêu dùng sụt giảm do tác động của việc tăng thuế tiêu dùng. Thủ tướng Nhật Bản bị đánh giá đã quá hấp tấp khi đưa ra các chính sách tăng thuế tiêu dùng.

Tỉ lệ 10% tăng thuế vẫn là con số đáng sợ với người dân Nhật Bản mặc dù nó chỉ bằng một nửa so với mức thuế tại nhiều nước Châu Âu (ảnh: Bloomberg)

Theo kế hoạch đầu Nhật Bản sẽ  tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% vào tháng 4/2014 và lên 10% vào tháng 10/2015, tức là gấp đôi tỉ lệ thuế tiêu dùng lên 10% chỉ trong 18 tháng, hậu quả của chính sách này là lần suy thoái thứ 4 kể từ năm 2008 và hiện giờ ông Abe đã phải hoãn lần tăng thuế thứ 2 theo dự định. Bầu cử vẫn đang mong đợi sớm được tiến hành sau khi giải tán nghị viện và thuế tiêu dùng có lẽ sẽ giữ ở mức 8% đến năm 2017.

Bài học rút ra là tăng thuế quá nhanh, quá gấp gáp sẽ chỉ tạo tác dụng  ngược thay vì những bước nhỏ sẽ đang tin cậy hơn. Nhật Bản đã tăng 3% trong lần đầu tiên -  tức là 60% của mức thuế cũ. Ngược lại,  năm 2011 Anh chỉ  tăng 2,5% thuế  - tương đương 14% của mức thuế đầu và không dẫn đến suy thoái.

Tỉ lệ tăng thuế của các đất nước khác cũng thấp và chậm hơn nhiều so với Nhật Bản. Từ năm 2010 Đức cũng tăng 5% thuế tiêu dùng (từ 16% lên 21%)  nhưng thực hiện làm 2 lần trong vòng 3 năm. Italy đã tăng 2% thuế (từ 20% lên 22%)  trong vòng 2 năm. Trong khi đó, Nhật Bản quyết định tăng 10% chỉ trong hơn một năm.

Julian Jessop, giám đốc kinh tế tại Capital Economic cho biết: “tỉ lệ tăng thuế của Nhật Bản quá lớn trong khi người dân nước này đã quen với mức thuế tiêu dùng thấp trước đây. Việc này đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản”.

Suy thoái do tăng thuế trong lịch sử

Bước chuyển dịch lớn xứng tầm đối thủ với Nhật Bản là hành động tăng thuế của chính phủ Anh năm 1979. Xứ sở sương mù đã tăng 7% thuế ( từ 8% lên 15%) chỉ trong một đợt. Và hành động này cũng đã đẩy Anh vào vòng suy thoái.

Nhật Bản phải đến năm 1989 mới bắt kịp với các nền kinh tế khác và đưa ra mức thuế 3%. Năm 1997 việc tăng thuế của thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ ông Ryutaro Hashimoto lên 5% đã khiến nền kinh tế thụt lùi. Có lẽ bây giờ ông Abe mới rút ra được bài học từ sự kiện lịch sử này.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cảnh cáo lần tăng thuế thứ hai của đất nước mặt trời mọc là “có thể lặp lại sai lầm trong lịch sử tài khóa”. Gần đây Anh đã thể hiện khả năng tăng mức thuế mà không tạo nên suy thoát. Chi tiêu tiêu dùng của người dân nước Anh đã giảm nhẻ trong quý đầu tiên, cân bằng trong quý 2 và sau đó đã bắt đầu tăng sau khi thuế VAT tăng vào năm 2011 lên mức 20%.

Giờ ông Abe phải chờ để điều chỉnh mức thuế trong khi vẫn phải tìm cách kiềm chế số nợ công gấp đôi GDP của Nhật Bản.

Ông Jessop giám đốc Capital Economics cho rằng thủ tướng Nhật Bản nên nhận ra 10% thuế vẫn là con số đáng sợ đối với người dân nước này cho dù con số đó chỉ bằng một nửa so với mức thuế của Anh, Pháp và Đức.

Tú Anh (theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến