Vũ khí cuối cùng của Shinzo Abe
19/11/2014 10:43:25
ANTT.VN - Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái sau khi tăng trưởng giảm 0,3% vào quý 3. Đièu này dấy lên dư luận rằng "thuyết kinh tế Abe" đã thất bại hoàn toàn. Sau khi giải tán hạ viện và hoãn tăng thuế ông Abe sẽ làm gì để lấy lại lòng tin của dân chúng vào những chính sách của mình?

Những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên xuất hiện đã thúc đẩy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu bầu cử sớm và hoãn tăng thuế. Tin tức đưa ra sau khi những dữ liệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã bất ngờ sụt giảm trong quý 2 do lần tăng thuế đầu tiên đã tấn công mạnh làm giảm tiêu dùng toàn quốc.

Ông Abe được mong chờ sẽ nhanh chóng thực hiện gói cải cách cấu trúc, vũ khí cuối cùng trong "thuyết kinh tế Abe" (Ảnh: Bloomberg)

Sự suy thoái kinh tế Nhật Bản được công bố trong tình hình kinh tế toàn cầu cũng đang chững lại. Trung Quốc vẫn đang bành trướng nhanh chóng trong khi các nước đang phát triển đang đóng băng. Châu Âu vẫn ngập trong bãi lầy nợ xấu đè nặng lên hệ thống ngân hàng, kéo chậm tăng tưởng của nền kinh tế.

Hôm qua Nhật Bản đã công bố sẽ giải tán hạ viện vào ngày 21/11 cũng như hoãn tăng thuế tiêu dùng và nhanh chóng tổ chức bầu cử. Ông Abe đang hy vọng cuộc bầu cử sẽ đem đến nguồn lực mới để thực hiện kế hoạch phục hồi nền kinh tế trên 3 khía cạnh vẫn được biết là “thuyết kinh tế Abe” bao gồm: tăng chi tiêu chính phủ, nới lỏng chính sách tin dụng và tung ra gói cải cách đẩy bật mức tăng trưởng.

Phát ngôn với báo giới, ông cho hay: “Tôi hiểu mọi người cho rằng “thuyết kinh tế Abe” là một sự thất bại và hoàn toàn không có hiệu quả nhưng tôi cũng chưa thấy có một ý tưởng nào hay hơn. Những chính sách kinh tế của chúng ta là một sai lầm hay đúng đắn? Thực ra thì chúng ta đâu có lựa chọn nào nữa. Đây là cách duy nhất để kết thúc giảm phát và phục hồi nền kinh tế”.

Tuy nhiên, tình hình hiện giờ bắt buộc phải có những đổi mới. Chính sách 3 càng của thuyết kinh tế Abe giờ trong giống một chiếc “ghế đẩu” hai chân hơn.

Khi trúng cử vào năm 2012 với hy vọng sẽ vực dậy nền kinh tế đang “hấp hối”, ông Abe đã nhanh chóng đưa ra 3 mũi tên của mình nhắm vào mục tiêu phục hồi kinh tế.

Bước đầu tiên là bơm tiền dưới dạng chương trình mua trái phiếu lớn bởi Ngân hàng TW Nhật Bản (BOJ) hay còn được biết là chương trình nới lỏng định lượng. Thêm vào đó, mũi tên thứ 2 nhắm vào tăng lượng vay và chi tiêu chính phủ mà hiện nay con số đã lên tới 100 tỉ USD kể từ 2012. Kế hoạch cũng kêu gọi lượng vay vốn lớn và điều này đã tạo nên số nợ khổng lồ giờ đã gấp đôi GDP của Nhật Bản. Tuy nhiên cả thế giới vẫn đang mong đợi ông Abe tung nốt “mũi tên thứ ba” của mình, một gói cải cách cơ cấu - điều thiết yếu cho để phục hồi kinh tế.

Mũi tên thứ ba – bảo bối cuối cùng của ông Abe nếu thực hiện sẽ tiếp tục tăng chi tiêu vốn, đẩy mạnh đầu tư trong và ngoài nước để bù đắp lại những làn gió ngược từ lực lượng lao động “teo tóp” vì dân số già. Cụ thể, ông Abe sẽ tập trung cải cách những lĩnh vực chủ chốt sau:

Đầu tư trong nước: Dẫn đầu danh sách việc cần làm sẽ là cắt giảm thuế doanh nghiệp của Nhật Bản – hiện đang ở mức cao nhất thế giới. Cải cách cũng sẽ bao gồm giảm những chế tài và có những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, bao gồm cả đầu tư công.  Đây là bước chuyển đổi lớn, tạo nên “khu vực kinh tế đặc biệt” để thúc đẩy các doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện được sẽ tốn không ít thời gian.  Thúc đẩy đầu tư chứng khoán qua các quỹ hưu trí cũng nằm trong danh sách mục tiêu. Chính phủ mong rằng đến 2020 đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi.

Cải cách lao động: Nguồn nhân lực của Nhật Bản đang già hóa, chính phủ ông Abe sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia lao động nhiều hơn và bù đắp lại số lượng nhân lực thiếu hụt. Kế hoạch sẽ cố gắng tăng tỉ lệ lao động của phụ nữ trong lứa tuổi 25-44 lên mức 73% thay vì 68% như hiện nay.
Chính phủ cũng muốn tạo điều kiện cho các nhân công nước ngoài đến và làm việc tại Nhật Bản. Vậy nên yêu cầu thời gian tạm trú cũng sẽ được rút ngắn từ 5 năm xuống còn 3 năm

Chính sách bảo hộ: Nền công nghiệp quốc nội đã được bảo vệ kĩ càng với một lớp đệm dày các giới hạn thương mại nghiêm ngặt, các công ty con và các quy định ngặt nghèo đã khiến các công ty nước ngoài khó có thể cạnh tranh với đối thủ trong nước. Dỡ bỏ những tấm ba-ri-e này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đẩy mạnh cơ hội để thương mại phát triển.

Mũi tên thứ 3 của ông Abe cũng mong đợi sẽ nhân đôi được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản và hải sản đến năm 2020. Tuy nhiên quyết định này thành công cũng có nghĩa phải dỡ bỏ bảo hộ cho các nông dân Nhật Bản- vấn đề này cũng đã khiến ông Abe trì hoãn hoàn thành hiệp định TPP tại hội nghị APEC vừa rồi.

Điều này được các đối tác thương mại và các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng hưởng ứng nhưng cũng là quyết định khó khăn nhất của ông Abe so với việc cải cách lao động và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Tuy nhiên vấn đề lâu đời của Nhật Bản vẫn chưa có cách giải quyết là thiếu hụt chi tiêu và tiền in để tăng trưởng. Nhà kinh tế học Julian Jessop cho biết: “Việc GPD trong quý 2 vô cùng thảm hại có thể là cớ tốt để hoãn tăng thuế trong năm sau nhưng điều này lại ảnh hưởng đến khả năng tín dụng của chính phủ”.

Thêm vào đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản cũng sẽ phải có một giới hạn dù bao nhiêu nghìn tỉ yên có được bơm vào thị trường chăng nữa.

David Mann, lãnh đạo phòng nghiên cứu châu Á tại ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Hiện giờ vẫn chưa thể hình dung được hết bức tranh cải cách kinh tế Nhật Bản. Một phần nguyên nhân suy giảm là do vấn đề nhân khẩu học nên phải chấp nhận rằng tăng trưởng chậm chạp sẽ còn kéo dài và phải có những biện pháp mạnh trên quy mô lớn mới từ từ suy chuyển được tình hình.”

Tú Anh (theo CNBC)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến