Tin liên quan
VCB hiện có vốn điều lệ khoảng 20.000 tỷ đồng, theo Thông tư 36, ngân hàng này sẽ phải giảm hạn mức cho vay chứng khoán xuống 1.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, tiền từ ngân hàng chảy vào chứng khoán thật nhưng mức độ không quá lớn. Lớn là ở lượng tiền ngân hàng đang ngấp nghé vào thị trường do tình trạng ứ vốn không cho vay được gia tăng, trong khi cho vay chứng khoán thời gian qua hầu như ít xảy ra rủi ro. Khảo sát sơ bộ cho thấy, chỉ những ngân hàng rất “nhạy bén” và phải có đủ độ tin cậy và hiểu biết về bộ máy lãnh đạo của CTCK mới dũng cảm rót vốn cho thị trường. Số lượng này chiếm tỷ lệ nhỏ trong số khoảng 40 TCTD, ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, hầu hết những ngân hàng mở room cho chứng khoán thời gian qua, nay sẽ phải thu hẹp lại.
TTCK cần thu hút được dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ các đợt cổ phần hóa, IPO DNNN.
NHNN nói rằng, trước khi được ban hành, Thông tư 36 đã được lấy ý kiến rộng rãi từ trước đó 2 năm. Tuy nhiên, trước khi Thông tư được ban hành 1 tuần, khi TTCK râm ran khả năng siết bớt dòng vốn ngân hàng, lãnh đạo một số CTCK đã gọi điện hỏi lãnh đạo nhiều ngân hàng để dò hỏi về dung lượng vốn cấp cho thị trường. Các câu trả lời đều là 5% tính trên tổng dư nợ, nếu đúng như vậy, thực sự room cho chứng khoán sẽ mở hơn chứ không phải thu hẹp lại. Còn bản thân ngành chứng khoán, hầu hết các thành viên thị trường đều nói rằng, họ không nhận được bản đề nghị nào về việc đóng góp ý kiến cho dự thảo Thông tư. Nay quy định là 5% tính trên vốn điều lệ.
Một trong những mục đích quan trọng nhất mà Thông tư 36 hướng đến là nhằm giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng sở hữu chéo tại các ngân hàng, đồng nghĩa với việc giảm bớt dòng vốn “chết” đang nằm ở các NHTM do tình trạng vay tiền - mua cổ phần diễn ra bấy lâu nay. Mục tiêu này rất tốt và cần được thực thi. Tuy nhiên, tiền ngân hàng cho CTCK vay hoặc cho NĐT vay để mua bán chứng khoán lại không phải tiền chết, mà liên tục luân chuyển và có thể được coi như một dạng vốn lưu động. Thu hẹp dòng vốn cho vay ngắn hạn, vốn lưu động của các ngân hàng trong bối cảnh đang cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hợp lý? Nếu Thông tư 36 được ban hành từ 2 năm trước, ở thời điểm chứng khoán đang giảm và ít NĐT quan tâm. Mức độ tác động của nó đến thị trường sẽ không lớn. Nay bối cảnh thị trường đã hoàn toàn khác.
Trong nhiều thông điệp gần đây, Chính phủ nhấn mạnh đến việc phát triển TTCK, với mục tiêu gần nhất là đến năm 2017, vốn hóa TTCK sẽ đạt 70% GDP. Để làm được điều này, thị trường cần thu hút được dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ các đợt cổ phần hóa, IPO DNNN, trong đó cần cả những dòng vốn linh hoạt nhằm kích thích thị trường sôi động, duy trì được độ nóng và thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT. Với những chính sách mới được ban hành như Thông tư 36, thị trường sẽ phải thích nghi dần nhưng rõ ràng khó có cơ sở để mong chứng khoán sẽ có những bước phát triển nhanh, mạnh dù nền tảng kinh tế vĩ mô đang tích cực.
Theo Báo Đầu Tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy